6 lời khuyên hữu ích nhất phòng bệnh da liễu trời nồm ẩm

Có rất nhiều trường hợp vào viện khám do dị ứng thời tiết, viêm da dị ứng, nổi mề đay, viêm da tiếp xúc do côn trùng, nấm da do mặc quần áo ẩm.

Vì sao trời nồm ẩm dễ gây bệnh da liễu?

Thời tiết nồm ẩm, đồ vật trong nhà luôn trong tình trạng ướt át. Khiến người có cơ địa nhạy cảm dễ bị nổi mề đay, chân tay chi chít nốt mẩn đỏ, vết thâm, ngứa ngáy rất khó chịu, do các dị nguyên nào đó trong nhà gây nên.

Trời nồm ẩm nhiều căn bệnh dễ phát sinh

Theo các bác sĩ chuyên Khoa Điều trị Tổng hợp (Bệnh viện Da liễu Hà Nội cơ sở 2) cho biết, những ngày này thời tiết nồm ẩm, buổi sáng có mưa phùn, tối lạnh, không khí ẩm bệnh nhân vào khám da liễu cũng đông hơn.  Hầu hết người đến khám là do dị ứng thời tiết, viêm da dị ứng, mề đay và viêm da tiếp xúc do côn trùng, nấm da và do mặc quần áo ẩm ướt.

Thời tiết nồm ẩm, khiến da ẩm và tiết nhiều dầu hơn. Một phần là do mồ hôi không thoát ra được, chất bẩn tích tụ, bám lại gây dị ứng da, viêm da cơ địa.

Độ ẩm không khí cao, còn khiến cho các vi khuẩn, nấm mốc, bụi bẩn xâm nhập và phát triển dẫn đến nhiều loại ký sinh trùng trên da người phát triển, gây ngứa ngáy, tổn thương da. Trời ẩm, muỗi sinh sôi nhiều, yếu tố dị ứng trong môi trường tăng lên rõ rệt, hoa nở nhiều, công trùng, ong bướm tạo nên nhiều chất gây dị ứng.

Làm thế nào để phòng bệnh da liễu trong mùa nồm ẩm?

Các bác sĩ cho biết khi thời tiết nồm ẩm, mưa phùn kéo dài nhiều ngày quần áo phơi trong điều kiện thiếu nắng tự nhiên gây mùi nấm mốc phát triển gây bệnh. Các gia đình nên áp dụng cách sau để phòng bệnh da liễu.

Chú ý đề phòng bệnh da liễu trong thời tiết nồm ẩm

Có một số trường hợp viêm da bị nhiễm trùng, biến chứng nguy hiểm, bội nhiễm, việc điều trị dài ngày hơn, tốn kém hơn và có thể để lại sẹo. Bởi vậy để an toàn thì nên đến cơ sở khám da liễu để thăm khám và điều trị.

Tuyết: ytevietnam.edu.vn

 

Exit mobile version