6 tác hại nguy hiểm của việc thức khuya với cơ thể cần tránh

Một người trưởng thành bình thường cần ngủ đủ 8 tiếng/ngày. Theo đó việc thức quá khuya, ngủ không đủ giấc sẽ gây những ảnh hưởng khủng khiếp tới sức khỏe.

Tác hại nguy hiểm của việc thức khuya với cơ thể cần tránh

Thời gian ngủ hợp lý nhất là từ 22h tối hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau. Xây dựng thói quen ngủ đủ giấc, đúng giờ khoa học sẽ góp phần giúp cơ thể sáng khoái, tràn đầy năng lượng cho ngày học tập và làm việc hiệu quả. Ngược lại, khi cơ thể thiếu ngủ do ngủ quá khuya sẽ khiến cơ thể đối diện với những nguy cơ mắc các bệnh chuyên khoa về mắt cũng như làm giảm các chức năng của các bộ phận khác trong cơ thể và đói diện nhiều nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm.

Thức khuya gây ra các bệnh về mắt

Thông thường vào ban đêm mắt sẽ được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi cùng tài liệu và những thiết bị công nghệ khác. Tuy nhiên, nếu mắt phải hoạt động liên tục và kéo dài cùng điều kiện ánh sáng không đủ, lâu dần thị lực sẽ giảm đi đáng kể.

Do đó, việc thức khuya thường xuyên sẽ dẫn đến những hiện tượng như thâm quầng mắt, khô mắt, đau mắt, nhức mỏi mắt, cận thị hay thậm chí là loạn thị… Chúng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tổn hại sức khỏe của mắt một cách nghiêm trọng.

Thức khuya làm suy giảm trí nhớ

Đây là hậu quả tất yếu của việc suy giảm hiệu quả hoạt động của não bộ. Thực tế đã chứng minh tỷ lệ suy giảm trí nhớ ở những người có thói quen thức khuya cao gấp 5 lần so với những người bình thường khác. Thông thường, một ngày chúng ta cần 8 tiếng để nghỉ ngơi giúp khôi phục não bộ sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Vì vậy, thức khuya sẽ là kẻ thù số một dẫn tới suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, chóng mặt kéo dài và không đủ minh mẫn để giải quyết công việc.

Thức khuya gây ra suy nhược thần kinh

Thức khuya gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với hệ thần kinh. Ban đêm, hệ thần kinh giao cảm của con người sẽ được nghỉ ngơi vì ban ngày nó đã hoạt động rất mạnh để giúp con người sinh hoạt và làm việc.

Tuy nhiên, hệ thần kinh giao cảm ở những người thức khuya vẫn phải hoạt động mạnh dẫn đến hậu quả vào ngày hôm sau. Theo đó, họ sẽ cảm thấy uể oải, sa sút tinh thần, đầu óc căng thẳng, trí nhớ kém, khó tập trung tư tưởng, phản ứng chậm, hay quên, chóng mặt và nhức đầu.

Tình trạng này kéo dài gây ra suy nhược thần kinh rất hại cho sức khỏe cơ thể.

Thức khuya gia tăng nguy cơ béo phì

Bệnh béo phì là tác hại của việc thức khuya

Thức khuya có béo không? Câu trả lời từ các bác sĩ chuyên khoa mắt trên fanpage Tin tức Y tế Việt Nam – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho thắc mắc này là có: “Bệnh béo phì là hậu quả kéo theo của việc thức khuya”.

Thức khuya thường khiến bạn ít khi có giấc ngủ ngon và trọn vẹn. Nếu bạn ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm, quá trình chuyển hóa chất béo của cơ thể ban sẽ bị xáo trộn và có xu hướng tăng lên. Bên cạnh đó, khi bạ ngủ muộn thì bạn cần phải ăn thêm vào buổi đêm dẫn đến lượng thức ăn không được tiêu hóa hết. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra dày mô mỡ trong cơ thể, gây thừa cân, béo phì.

Thức khuya gây ra các bệnh về tim mạch

Thức khuya dẫn đến nguy cơ bị bệnh tim mạch cao .Nguyên nhân là do ban đêm nhịp tim hạ ,mạch máu chậm. Cơ thể khi này phù hợp với trạng thái nghỉ ngơi. Nếu bạn đi ngủ quá muộn vào ban đêm có thể làm đảo lộn nhịp sinh học đã ổn định mỗi ngày,thậm chí là gây mất ngủ. Khi bạn có ít thời gian để nghỉ ngơi, nó sẽ gây áp lực lên tim, dẫn đến ngừng tim và đột quỵ.

Tác hại của việc thức khuya gây ra bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu giữa những người thức khuya và những người thường xuyên ngủ sớm cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường của những người thức khuya cao gấp 3 lần mặc dù thời gian ngủ như nhau.

Thực tế cho thấy thức khuya phá hỏng sự cân bằng nội tiết tố của cơ thể. Điều đó khiến bạn không dung nạp được glucose bằng lượng insulin và nguy cơ dẫn tới bệnh tiểu đường là điều không thể tránh khỏi.

Vì thế, từ bỏ thói quen thức khuya là điều nên làm khi chưa bị bệnh. Đối với người đã có tiền sử hoặc đang mang bệnh tiểu đường, việc thức khuya lại càng phải khắc phục cũng như thức hiện liệu pháp điều trị theo hướng dẫn của các bác sĩ.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version