7 ghi nhớ về chế độ ăn dành cho người bị sỏi thận
Vậy chế độ ăn uống như thế nào ở một người đã và đang có sỏi thận là một vấn đề khiến nhiều người còn băn khoăn. Bài viết dưới đây là 7 điều cần ghi nhớ về chế độ ăn dành cho người sỏi thận mà các bác sĩ luôn lưu ý với người bệnh.
- 5 dấu hiệu phát hiện bệnh sỏi thận- bạn có biết?
- Cách phòng tránh bệnh đau vai gáy hiệu quả bạn nên biết
- Tại sao cứ đến chu kì kinh nguyệt chị em lại bị đau bụng
Nguyên nhân bệnh sỏi thận
Bệnh sỏi thận là căn bệnh thuộc đường tiểu – sinh dục phổ biến thường gặp hiện nay sau các bệnh viêm nhiễm và tuyến tiền liệt. Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận là do rối loạn trao đổi chất khoáng, những chất lẽ ra phải tan lại không tan mà kết tủa và tích tụ trong cơ thể, lâu dần hình thành sỏi.
Vì đa số sỏi thận là sỏi calci nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn tực phẩm chứa calci cũng nằm trong Chế độ ăn dành cho người bị sỏi thận một cách tối ưu nhất, nhưng thật sự không phải vậy.
Quá trình hình thành sỏi thận là một quá trình do nhiều yếu tố gây ra chứ không phải chỉ do dư calci. Bởi vậy sau khi bị sỏi thận nhiều người ăn uống kham khổ, kiêng cữ calci vẫn bị sỏi thận.
Những loại thực phẩm nên ăn khi bị sỏi thận
-
Uống nhiều nước:
Uống nhiều nước được đánh giá là điều quan trọng nhất trong chế độ ăn uống đối với người bị bênh sỏi thân. Bạn nên uống khoảng 2,5-3 lít nước lọc/ ngày. Nên chia ra uống đều nhiều lần trong ngày, hoặc ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt trên 2,5 lít/ngày.
Đi tiểu, nếu nước tiểu màu trắng trong chứng tỏ uống đủ lượng nước. Uống nhiều nước vừa giúp bạn tránh bị sỏi thận vừa giúp tống xuất những viên sỏi nhỏ ra ngoài nếu có.
- Ăn uống điều độ thực phẩm chứa calci như sữa, pho mai:
Mỗi ngày bạn có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, pho mai tương đương khoảng 800 – 1.300mg calci.
Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa calci vì sẽ gây mất cân bằng trong hấp thụ calci khiến cơ thể hấp thu oxalat nhiều hơn từ ruột và sẽ tạo sỏi thận. Ngoài ra, kiêng cữ thực phẩm chứa calci sẽ dẫn đến việc bạn bị loãng xương và thiếu dinh dưỡng.
- Nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi tươi:
Cam, chanh, bưởi là những loại thức uống chứa nhiều citrate giúp chống tạo sỏi.
- Nên ăn nhiều rau tươi:
Ăn rau tươi giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận.
Sỏi thận nên uống nhiều nước.
Những loại thực phẩm không nên ăn khi bị sỏi thận
- Ăn ít thịt động vật:
Bạn nên ăn thực phẩm chứa ít muối, ăn ít các loại thịt. Có thể ăn cá thay vì ăn thực phẩm từ thịt. Tôm cua có thể ăn, nhưng nên ăn vừa phải.
- Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalate:
Thực phẩm chứa nhiều oxalate bao gồm các loại đậu, đậu phộng, bột cám, sô-cô-la, cà phê và trà đặc. Các loại Thực phẩm chứa oxalate có thể là thủ phạm gây nên sỏi thận. Ví như rau bina, rau muống được cho là tạo nhiều oxalat nhất nên tránh ăn khi bị sỏi thận.
- Hạn chế muối và mỡ:
Bạn nên cố gắng ăn nhạt vì việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể giảm lượng oxalate trong nước tiểu là môt trong những Chế độ ăn dành cho người bị sỏi thận. Nên tránh ăn nhiều Thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng bò, lòng heo.
Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn