7 khuyến cáo của Bộ Y tế về việc phòng chống bệnh mùa nắng nóng

Do ảnh hưởng của nhiệt độ thời tiết tăng cao, nhiều người phải nhập viện do nắng nóng, sốc nhiệt. Vì thế, Bộ Y tế đã đưa ra 7 khuyến cáo để người dân thực hiện phòng chống bệnh mùa nắng nóng.

7 khuyến cáo của Bộ Y tế về việc phòng chống bệnh mùa nắng nóng

7 khuyến cáo của Bộ Y tế về việc phòng chống bệnh mùa nắng nóng

Theo ghi nhận của ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, thời tiết nắng, nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải, đặc biệt là ở trẻ em dễ dẫn đến mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa. Thời tiết nắng nóng làm cho thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, dễ nhiễm nấm và vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh tiêu đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, khi chống nóng bằng biện pháp bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người hoặc để nhiệt độ điều hòa quá thấp gây nên nhiễm lạnh, viêm phổi… Ở người cao tuổi, người có bệnh lý nền có thể bị sốc nhiệt, nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Để chủ động phòng bệnh mùa nắng nóng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:

Nhiều bệnh nhân phải nhập viện vì nắng nóng gay gắt

Nhiều bệnh nhân phải nhập viện vì nắng nóng gay gắt

Theo cập nhật của một số sinh viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đi thực tập, tại Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận bệnh nhân nam, 40 tuổi, trong tình trạng hôn mê, phù não, phải thở máy. Người nhà cho biết, anh đang làm việc trên cánh đồng thì cảm thấy mệt, thiếp đi.

Theo các bác sĩ, nếu qua khỏi, người bệnh chắc chắn phải chịu di chứng nặng nề, như đi lại khó khăn, phản xạ chậm chạp, do não bị tổn thương. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo, người làm việc dưới trời nắng gắt chịu tác động kép từ nhiệt độ cao và tia tử ngoại. Nắng nóng khiến não bộ không thể điều hòa nhiệt độ cơ thể, làm tổn thương nội tạng, gây rối loạn đông máu. Tia tử ngoại gây tổn thương cho da, cùng với tác động của nhiệt độ cao làm phù não, xuất huyết não. Nếu không có người trợ giúp sẽ rơi vào tình trạng sốc nhiệt, nguy kịch. Một số bệnh nhân bị đột quỵ vào ngày nắng nóng, thường là người cao tuổi, có bệnh mạn tính như cao huyết áp hoặc tim mạch.

Do đó, những người lao động trong điều kiện nắng nóng nên chọn thời điểm phù hợp, khi ánh nắng đỡ chói chang để làm việc. Phải có phương tiện chống nóng tốt, uống đủ nước, tính toán thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Mọi người cần lưu ý khi tắm, không nên xả nước lạnh để hạ nhiệt độ cơ thể khi quá nóng. Nên làm mát từ từ bằng cách nghỉ ngơi, dùng quạt làm mát sau đó mới đi tắm, tránh gây sốc nhiệt.

Theo nguồn dự báo thời tiết, nắng nóng sẽ còn tiếp tục kéo dài, vì thế người dân cần chú ý bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa các nguy cơ sốc nhiệt có thể xảy ra.

Nguồn: Tin tức Y tế Việt Nam – Tổng hợp

Exit mobile version