Bệnh sốt rét ác tính ở trẻ em – cha mẹ nhất định phải biết
Bệnh sốt rét là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ người lớn, phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt là trẻ em nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì sẽ chuyển sang sốt rét ác tính rất nhanh và gây nên hậu quả nghiêm trọng.
- Dấu hiệu nào cho thấy cơ thể đã mắc phải bệnh sốt rét?
- Có những cách nào giúp phòng chống bệnh sốt rét
- Chữa bệnh sốt rét bằng phương pháp Đông y- bạn có biết?
Bệnh sốt rét ở trẻ em là gì?
Sốt rét là một bệnh lý có thể lây nhiễm theo đường máu qua đường truyền của muỗi Anophenles. Với đối tượng là trẻ em (có sức đề kháng yếu) nếu mắc phải căn bệnh này thì sẽ có những diễn tiến thất thường, khó nhận biết, chuyển sang giai đoạn ác tính và gây nên những hậu quả không mong muốn.
Phương thức truyền nhiễm của bệnh sốt rét ác tính ở trẻ em
Trẻ em có thể mắc phải bệnh sốt rét ác tính qua 3 hình thức là: Qua đường truyền máu, truyền qua nhau thai (chỉ xảy ra với trường hợp mẹ có bầu bị nhiễm bệnh sốt rét) và do muỗi truyền bệnh.
Đặc điểm của bệnh sốt rét ác tính ở trẻ em
Tùy theo từng độ tuổi của trẻ em mà có những đặc điểm của bệnh sốt rét ác tính khác nhau, cụ thể:
+ Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi
Những trường hợp trẻ nhỏ từ 3 tháng đến 6 tháng tuổi thường ít bị nhiễm bệnh sốt rét và không phải chịu những hậu quả nặng nề do bệnh gây ra. Lý giải điều này, các chuyên gia y tế cho rằng, ở lứa tuổi này, trẻ còn mang huyết sắc tố F (fetal hemoglobin), còn có kháng thể từ người mẹ bảo vệ và đặc biệt, giai đoạn này, cơ thể trẻ còn thiếu chất PABA (para-amino benzoic acid) nên ký sinh trùng sốt rét sẽ không tổng hợp được acid folic để phát triển và gây ra bệnh.
+ Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi
Những trẻ trên 6 tháng tuổi sinh sống tại các khu vực có ký sinh trung sốt rét lưu hành sẽ có tỉ lệ mắc phải bệnh sốt rét ác tính và tử vong do bệnh này gây ra cao hơn so với người lớn.
+ Nhóm tuổi từ 1 – 4 tuổi
Trường hợp trẻ em từ 1 – 4 tuổi bị mắc phải bệnh sốt rét ác tính thường hay bị co giật khi lên cơn sốt cao. Ngoài ra, các bé còn thường xuyên xuất hiện các biểu hiện như nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi…
Chu kì cơn sốt ác tính xảy ra ở lừa tuổi này thường không đều đặn, đôi khi không có biểu hiện rét run nhưng lại có dấu hiệu thiếu máu nhanh, lá lách bị sưng to và rối loạn dinh dưỡng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt rét ác tính ở trẻ em
Trẻ em khi bị mắc phải căn bệnh sốt rét ác tính sẽ có những dấu hiệu nhận biết như sau:
– Thường xuyên xuất hiện các cơn ho và bị viêm phế quản, viêm khí quản. Đồng thời có biểu hiện của sự suy giảm đường huyết.
– Các cơn sốt rét ác tính ở trẻ em gây mất nước, khô môi, mắt trũng, đi tiểu ít, sụt cân, khát nước. Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu này thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời nhé.
– Trẻ bỗng nhiên bị thiếu máu, mạch đập nhanh, khó thở, trướng bụng, thậm chí là suy tim và có nhịp phi ngựa. Trường hợp thiếu máu nặng sẽ làm xuất hiện các biểu hiện của hội chứng não là vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn ý thức…đều là những dấu hiệu cho thấy trẻ đã mắc bệnh sốt rét.
Biến chứng của bệnh sốt rét ác tính ở trẻ em
Trẻ em nếu không may mắn mắc phải bệnh sốt rét ác tính sẽ khiến cho cơ thể còi cọc, chậm lớn và kém thông minh. Ngoài ra, sốt rét ác tính còn gây thiếu máu, da xanh, mệt mỏi, gan và lá lách sưng to, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hôn mê, co giật và nguy cơ tử vong cao
Phương pháp điều trị bệnh sốt rét ác tính ở trẻ em
Khi trẻ đã mắc phải bệnh sốt rét ác tính thì cha mẹ nên thực hiện điều trị cho bé theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh việc điều trị biến chứng thì cần phải có những biện pháp xử lí kịp thời các cơn co giật, hạ đường huyết, thiếu máu, mất nước…để bảo vệ trẻ khỏi những hậu quả không mong muốn mà bệnh gây ra.
Tóm lại, bệnh sốt rét ác tính ở trẻ em là căn bệnh nguy hiểm, dễ dẫn đến tử vong nếu cha mẹ không phát hiện ra bệnh kịp thời. Do đó, việc trang bị những kiến thức về căn bệnh này sẽ giúp cho cha mẹ vừa bảo vệ sức khỏe cho bé vừa phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Hải Yến – Ytevietnam.edu.vn