Ai sẽ có nguy cơ bị rối loạn thần kinh thực vật cao nhất?

Được biết, rối loạn thần kinh thực vật (TKTV) cơ bản là sự mất cân bằng của hệ thần kinh thực vật ảnh hưởng xấu đến chức năng điều hòa các cơ quan nội tạng như hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, chuyển hóa các chất trong cơ thể.

Ai sẽ có nguy cơ bị rối loạn thần kinh thực vật cao nhất?

Vai trò của hệ thần kinh thực vật của con người là gì?

Các chuyên gia y tế khẳng định rằng hệ thần kinh thực vật có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Hệ thần kinh thực vật gồm 2 hệ, đó là hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Giữa hai hệ này có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Tuy nhiên nếu hệ thần kinh thực vật của con người thì sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ quan nội tạng bị rối loạn. Đây cũng chính triệu chứng được gọi là rối loạn thần kinh thực vật.

Theo phân tích, lý giải của giảng viên, bác sĩ Nguyễn Thanh Hậu, hiện đang công tác tại Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì tác dụng của hai hệ giao cảm và phó giao cảm đối với cơ thể như sau:

– Hệ giao cảm bao gồm:

– Trung khu của hệ giao cảm ở sừng bên chất xám tủy sống từ ngực 1 đến thắt lưng ở đốt từ 2 – 3.

Trong hệ thống tim mạch thì chúng ta cần hệ thần kinh giao cảm để làm co mạch, tim đập nhanh mạnh và gây ra tình trạng tăng huyết áp kích thích tuyến mồ hôi hoạt động. Với hệ hô hấp thì đây sẽ là nguyên nhân tăng nhịp thở, thở nông và nhanh. Các chuyên gia y tế khẳng định nếu bạn đã xuất hiện như: triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực mạnh thường xuyên. Hiện tượng này gây nên tình trạng tăng huyết áp, gây vã mồ hôi, co thắt cơ trơn phế quản….cực kỳ nguy hiểm.

Sơ đồ của hệ thần kinh thực vật ở người 

– Hệ phó giao cảm bao gồm:

+ Trung khu của hệ phó giao cảm thuộc hệ thần kinh thực vật được phân bố 3 nơi bao gồm: não giữa, hành cầu não và các đốt cùng của tủy sống.

+ Bác sĩ chuyên khoa khẳng định hệ thần kinh phó giao cảm có tác dụng làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, tăng co thắt, thở chậm….tức là ngược lại hoàn toàn với chức năng của hệ thần kinh giao cảm.

Nếu không biết cách cân bằng giữa hệ thống thần kinh giao cảm và thần kinh phó giao cảm trong hệ thần kinh thực vật thì sẽ gặp phải bệnh chuyên khoa rối loạn thần kinh thực vật.

Triệu chứng thường gặp của rối loạn thần kinh thực vật

Nếu bạn gặp những triệu chứng dưới đây thì bạn đã bị rối loạn thần kinh thực vật. Cụ thể đó là:

–  Hệ thần kinh: Bệnh nhân cảm thấy đau đầu, thường hay đau nửa đầu, giai đoạn đầu thì thường đau từng cơn, về sau đau âm ỉ, đau không rõ ràng vị trí ở đâu khiến cơ thể cảm thấy khó chịu. Triệu chứng đau đầu sẽ tăng nhanh khi thay đổi thời tiết, đặc biệt vào lúc thời tiết giao mùa thời kỳ giao mùa. Ở phụ nữ thì thường bị chu kỳ kinh nguyệt.  Thêm vào đó, Đau đầu thì có thêm triệu chứng chóng mặt, giảm trí nhớ, không tập trung. Đây là lý do người bệnh đi khám đa khoa và làm lưu huyết não, điện não đồ và thường được kết luận: rối loạn tuần hoàn máu não, thiểu năng tuần hoàn máu não hay rối loạn vận mạch. Bạn có thể thấy rằng triệu chứng đau đầu, chóng mặt sẽ tăng lên theo thời gian trường hợp khi bệnh nhân có kèm theo mất ngủ, lo âu. Nếu bạn có những triệu chứng này thì nên đến bác sĩ thâm thần để kiểm tra ngay lập tức.

Phụ nữ mệt mỏi và rối loạn kinh nguyệt

–     Hệ Tim mạch: Thường xuyên cảm thấy hồi hộp, đánh trống ngực do nhịp tim nhanh, huyết áp tăng hay hạ huyết áp bất thường, không ổn định. Bệnh nhân cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để kiểm tra. Bác sĩ, giảng viên giảng dạy các lớp văn bằng 2 Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng khẳng định điều này.

–      Hệ tiêu hóa: Rối loạn hệ thần kinh thực vật do rối loạn chức năng co bóp của dạ dày, ruột gây ra những cơn đau bụng vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa, táo bón, đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, nôn, buồn nôn. Nếu để lâu sẽ gây ra tình trạng cồn cào ruột gan, bồn chồn, đứng ngồi không yên, hồi hộp, chân tay bủn rủn. Các bệnh nhân có triệu chứng này sẽ có thể bị bệnh viêm dạ dày hay viêm đại tràng mạn tính.

–       Hệ tiết niệu nếu bị rối loạn thì hiện tượng tiểu khó, tiểu không tự chủ, kích thích tiểu tiện khi cơ thể căng thẳng và tiểu không hết nước tiểu, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Vì thế nên kiểm tra hệ tiết niệu.

–       Hệ bài tiết gây ra hiện tượng rối loạn tiết mồ hôi, giảm tiết hoặc tăng tiết quá mức ảnh hưởng tới khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể, thân nhiệt nóng lạnh bất thường. Bởi thế cảm thấy cơ thể lúc nóng lúc lạnh cũng là nguyên nhân từ hệ thần kinh thực vật bị rối loạn và không khỏe.

–       Hệ hô hấp có hiện tượng co thắt cơ trơn phế quản gây khó thở, tăng khi thay đổi thời tiết hoặc căng thẳng, thường xuyên bị hụt hơi khó thở, tức ngực, thi thoảng còn bị ngạt mũi do giãn cuốn mũi.

–       Hệ cơ xương khớp cũng bị hệ thần kinh giao cảm ảnh hưởng gây ra máy giật cơ, buồn bực chân tay, đau nhức xương khớp khi trở trời, thời tiết thay đổi bất thường.

–       Hệ sinh dục thường xuyên rối loạn cương cứng, nam giới thường xuyên bị xuất tinh sớm còn nữ giới thì bị khô âm đạo, khó đạt cực khoái và rối loạn kinh nguyệt.

–       Hệ lông tóc móng gây rụng tóc, da khô, hư hỏng móng, co giãn mạch ngoài da…khiến cho bạn cảm thấy thực sự khó chịu.

Bên cạnh đó, theo Y tế Việt Nam cập nhật sẽ có triệu chứng mệt mỏi, toàn thân khó ngủ, ớn lạnh, đau mỏi, rối loạn kinh nguyệt, lo âu, căng thẳng, phản ứng sinh học chậm chạp với ánh sáng vào ban đêm, gặp khó khăn khi lái xe vào ban đêm.

Trang Minh – Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version