Ai sẽ là người bảo vệ nhân viên Ngành Y?
Là người luôn lao động ý nghĩa và với mục đích cao cả, bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho cã xã hội, nhưng ai sẽ là người bảo vệ cho họ trước những khó khăn từ nghề mang đến.
- Chạnh lòng vì ứng xử của xã hội với bạo hành ngành Y
- Là Bác sĩ thận trọng đến mấy cũng không đủ
- 4 cung hoàng đạo nữ ngành Y coi cuộc sống độc thân như một món quà
Ai sẽ là người bảo vệ bác sĩ khi có biến cố?
Tính mạng của ai cũng đều quan trọng như nhau
Ai cũng luôn biết tính mạng của con người là trên hết, nên những người đang công tác trong ngành Y tế Việt Nam họ luôn đứng trước một áp lực vô cùng lớn để tranh giành sự sống cho người bệnh, nếu họ không đứng lên đấu tranh miệt mài không quản ngày đêm làm việc thì thử hỏi sẽ là ai đây? Ai sẽ là người bảo vệ tính mạng con người. Ngày xưa người ta chết vì chiến tranh, còn thời nay con người chết nhiều vì bệnh tất, nên vì thế trách nhiệm của người làm công tác ngành Y cũng áp lực vất vả hơn bội phần.
Vào những ngày lễ, Tết thì mọi người có thời gian để nghỉ ngơi quây quần bên gia đình, còn nhân viên Y tế thì lại phải túc trực, làm việc nhiều hơn những ngày thường. Họ phải tạm gác lại đằng sau gia đình, những cuộc thăm viếng bạn bè, những chuyến du lịch…để phục vụ người bệnh. Một điều có thể khẳng định rằng không một người thầy thuốc Việt Nam nào không muốn bệnh nhân được khỏi bệnh, không ai muốn điều bất hạnh đến với bệnh nhân cả, nếu có chăng cũng chỉ là do tai nạn nghề nghiệp mà thôi, nhưng nào phải ai cũng hiểu những điều ấy. Người nhà bệnh nhân họ vẫn có thể sẵn sàng ra tay với chính người đã từng cứu mình khi họ không đáp ứng được nhu cầu, họ vẫn chửi rủa khi không hiểu ngọn ngành vấn đề và họ buộc tội bác sĩ, đổ lỗi tất cả do ngành Y tế bằng sự hiểu biết. Và họ không biết rằng chính hành động đó đã giết chết đi tài năng và cuộc sống của người làm nghề. Khi xảy ra những sự việc như này thì ai sẽ là người bảo vệ bác sĩ khi lỗi hoàn toàn không phải là do họ gây ra.
Hơn ai hết họ luôn cần được xã hội thấu hiểu
Mong muốn được xã hội thấu hiểu
Những người làm trong nghề Y có lẽ họ cần sự cảm thông và thấu hiểu hơn bất cứ nghề nào. Bác sĩ cũng là con người mà con người không phải là cái máy có thể thay đổi vạn vật, khi bị bệnh cần phải có thời gian thăm khám, theo dõi, làm các xét nghiệm y học thì mới tìm ra bệnh được, do đó có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tử vong vượt khỏi tầm tay của bác sĩ. Có một điều chắc chắn chẳng có bác sĩ nào muốn bệnh nhân chết cả, nhưng vì những tai biến xảy ra quá đột ngột làm bác sĩ trở tay không kịp.
Khi người thân mất đi ai cũng đều thương tiếc và đau xót nhưng chúng ta cũng đừng quá bức xúc dẫn đến những lời nói, hành động thái quá làm ảnh hưởng công việc của bệnh viện, làm tổn thương đến lòng tự trọng của những thầy thuốc chân chính khi đang ngày đêm vật lộn với sự sống và cái chết của bệnh nhân, hãy tha thứ nếu có sai sót xảy ra.
Thực trạng xuống cấp về mặt đạo đức của một số thầy thuốc hiện nay là có thật và rất đáng lên án. Chính họ là những người đã làm mất đi thể diện của nhân viên y tế, nhưng điều đó không phải là tất cả. Phần lớn nhân viên ngành Y vẫn là những người tâm huyết, chịu cực khổ, cam chịu trước những búa rìu dư luận để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nói như vậy không phải là trốn tránh trách nhiệm, mà để mọi người có một cái nhìn khách quan, cảm thông cho những khó khăn chung của ngành Y tế trong giai đoạn hiện nay.
Dẫu biết rằng khi đã chọn nghề và theo nghề thì phải biết chấp nhận những khó khăn và vất. Chẳng phải trong chúng ta ai cũng đều mong muốn vào bệnh viện được coi như “thượng đế” hay sao, nhưng trước tiên để được coi là thượng đế thì chúng ra hãy học cách tôn trọng và cư xử đúng mực của một người con Lạc cháu Rồng.
Nguồn: Văn bằng 2 Cao đẳng Dược