Bác sĩ điểm mặt 5 nguyên nhân tiêm chủng mà vẫn mắc bệnh
Theo Bác sĩ Thu Nguyệt – Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết 5 lý do khiến các loại vi rút quay lại tấn công bạn mặc dù bạn đã tiêm chủng.
- Điểm mặt những thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm hàng loạt.
- Bác sĩ cảnh báo về bệnh đường hô hấp ở trẻ khi giao mùa
- Bác sĩ khuyến cáo trẻ dùng kháng sinh đầu đời sẽ bị dị ứng thực phẩm
Bác sĩ điểm mặt 5 nguyên nhân tiêm chủng mà vẫn mắc bệnh
Tăng cường hệ miễn dịch của bạn.
Cơ thể chúng ta có một tấm “áo giáp” khá vững chắc là hệ miễn dịch chống lại các loại dịch bệnh. Tuy niên một ngày nào đó hệ miễn dịch sẽ không còn được vững chắc, đấy là cơ hội để các loại vi rút tấn công. Vì thế mà y học hiện đại ngày nay đã phát minh ra vắc xin để tiêu diệt và ngăn ngừa các loại vi rút và kích thích lại hệ miễn dịch của chính mình.
Bác sĩ Nguyệt dẫn giải như hệ miễn dịch của chúng ta sẽ yếu dần đi với bệnh ho gà. Do đó trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kì (CDC) khuyến áo tất cả người lớn từ 19 – 64 tuổi nên kích thích lại sự hoạt động của hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách tiêm lại một liều vắc xin Tdap (phòng uốn vã, bạch hầu, ho gà)
Ngoài ra để tăng cường hệ miễn dịch bệnh uốn ván cho trẻ em từ 11- 12 tuổi. Tổ chức này cũng khuyến cáo nên tiêm thêm một liều ngay cả khi trước đó đã tiêm đúng liều theo như chỉ định và cứ 10 năm tiêm lại một lần. Một khi tuân thủ đúng quy định này vắc xin sẽ phát huy hiệu quả gần như 100%.
Vi rút đang dần biến đổi.
Vi rút đang dần biến đổi.
Bác sĩ Nguyệt cho rằng: “nguyên nhân chính cho thấy vi rút ngày nay đang có những biến đổi theo từng mùa và từng năm. Đó là lí do vì sao các nhà khoa học luôn hàng ngày phải tìm ra các loại vắc xin mới để đối phó với sự biến đổi đó. Đặc biệt là vi rút cúm là loại vi rút có biến đổi khó lường nhất. Bác sĩ cho biết mỗi năm các nhà khoa học phát hiện thêm rất nhiều các loại vi rút cúm khác nhau và chúng biến đổi theo mùa”.
Để đối phó với loại vi rút này không còn cách nào khác là phải theo dõi sự thay đổi của chúng và đưa ra các loại vắc xin mới thích hợp. Các Bác sĩ cũng khuyến cáo trẻ em từ 6 tháng tuổi trở nên và người lớn, bao gồm cả phụ nữ có thai nên tiêm một liều vắc xin cúm mỗi năm.
Tiêm không đủ liều và không tuân thủ quy trình.
Tiêm không đủ liều và không đủ vắc xin, quy tình tiêm là ba nguyên nhân lớn nhất khiến vi rút quay lại tấn công bạn mạnh hơn. Hậu quả là hệ miễn dịch của bạn đã bị vô hiệu hóa.Dẫn giải cho việc này điển hình là việc tiêm vắc xin thủy đậu, ở mũi tiêm thứ nhất tạo ra khoảng 78 – 79% cớ chế tác dụng miễn dịch. Sau khi tiêm liều khuyến cáo thứ hai, miễn dịch mới thu được thêm 90 và gần như 100% đối với bệnh nặng.
Tiêm chủng không đủ liều
Nói cách khác là có khả năng 20% vắc xin sẽ không phát huy được tác dụng đầy đủ khi bạn chỉ dừng tiêm ở mũi tiêm thứ nhất. Người dân Viêt ta lâu nay hầu như không có ai tiêm mũi thứ hai, do đó việc tái mắc bệnh là điều sảy ra ở 20% sau cùng đó. Bác sĩ Nguyệt nói.
Cơ thể không tạo đủ đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm.
Tình trạng sức khỏe, tuổi tác và yếu tố gen có ảnh hưởng đến khả năng hình thành của hệ miễn dịch để đối phó lại với bệnh tật khi tiêm phòng. Đây cũng là câu trả lời cho một số trường hợp vắc xin sẽ không phát huy tác dụng trên người cao tuổi và người bị suy giảm hệ miễn dịch.
Cơ thể không có đủ thời gian để tạo ra đáp ứng miễn dịch.
Thường thì phải mất khoảng ít nhất 2 tuần để cơ thể bạn xây dựng một hàng dào bảo vệ sau khi được tiêm vắc xin. Nếu bạn bị nhiễm bệnh ngay sau khi cơ thể bạn vừa được tiêm thì cơ thể chưa hình thành được sự miễn dịch, do đó vắc xin vừa dùng không bảo vệ được bạn.
Cơ thể không có đủ thời gian để tạo ra đáp ứng miễn dịch
Tuy nhiên Bác sĩ Nguyệt cũng khuyến cáo cũng không nên quá lo lắng nếu tiêm chủng mà vẫn mắc lại. Các trường hợp tiêm chủng nhưng vẫn mắc lại thì bệnh tình thường nhẹ hơn và nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
Lam hạ : Y tế Việt Nam