Bác sĩ chuyên khoa lý giải vì sao nữ giới dễ mắc bệnh lý tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng có chức năng điều khiển các quá trình chuyển hóa, đồng thời cũng là cơ quan dễ mắc bệnh nhất đặc biệt là đối với nữ giới.
- Biện pháp giúp bạn phòng ngừa các bệnh lây lan qua đường tình dục
- Tìm hiểu mãn kinh sớm và những hậu quả mà mãn kinh sớm gây ra
- 6 biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em hiệu quả
Bác sĩ chuyên khoa lý giải vì sao nữ giới dễ mắc bệnh lý tuyến giáp
Tìm hiểu tổng quan về bệnh lý tuyến giáp
Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội chia sẻ, trong chuyên khoa nội tiết, nhóm bệnh lý của tuyến giáp khá thường gặp trên đặc điểm dân số nước ta. Nhóm bệnh lý này biểu hiện bởi hai hội chứng:
- Hội chứng cường giáp: tim đập nhanh, sụt cân, lồi mắt, tiêu chảy, sợ nóng, bứt rứt, thường hay cáu gắt… với bệnh Basedow, nhân giáp độc.
- Hội chứng suy giáp: tim chậm, mập phì, phù toàn thân, táo bón, sợ lạnh, thụ động, hay buồn ngủ, chán nản… với bệnh suy giáp, viêm giáp.
Tuy nhiên, một số bệnh lý tuyến giáp như bướu giáp đơn thuần, ung thư tuyến giáp… trong đa số các trường hợp cũng có thể không biểu hiện rõ ràng ra cả hai hội chứng trên. Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn so với nam giới, cao hơn khoảng 3 – 10 lần, tần suất mắc bệnh cao nhất rơi vào nhóm phụ nữ trong độ tuổi 20.
Bác sĩ chuyên khoa lý giải vì sao nữ giới dễ mắc bệnh lý tuyến giáp
Bác sĩ chuyên khoa chỉ ra rằng, chức năng sinh lý của tuyến giáp là bài tiết các hormone giáp, điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Trong suốt vòng đời của mình, cơ thể nữ giới phải trải qua nhiều cột mốc biến động về nội tiết tố hơn nam giới. Các giai đoạn có thể kể ra là quá trình dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt, khi mang thai, sau khi sinh – cho con bú và thời kỳ mãn kinh.
Đồng thời, nữ giới chính là đối tượng thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai, liệu pháp hormone thay thế hay có cả tâm lý bất an, thường xuyên căng thẳng, mất ngủ, lo âu trong cuộc sống… Những thay đổi này đều có tác động ít nhiều tới hormone tuyến giáp, tích tụ lâu dần trước khi biểu hiện ra bệnh.
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng
Các nguyên nhân khác có thể gây bệnh tuyến giáp
Ngoài những đặc điểm khác biệt do giới tính, các nguyên nhân khác có thể gây bệnh tuyến giáp là:
- Do thiếu hoặc cả thừa i-ốt: I-ốt là thành phần chính để tuyến giáp sản xuất ra hormone tuyến giáp, khi thiếu hoặc thừa Iot đều có thể gây bệnh lý tuyến giáp.
- Do các bệnh lý tự miễn: Bệnh lý tuyến giáp là một trong các bệnh biểu hiện ra khi mắc bệnh tự miễn.
- Tiền căn gia đình: người nữ có chị em gái, mẹ, dì ruột hay bà mắc bệnh cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Tiền căn bệnh lý bản thân: Người đã từng mắc bệnh tuyến giáp trước đó hay từng phẫu thuật, xạ trị vùng đầu – mặt – cổ cũng làm tăng nguy cơ tái phát hay mắc mới.
- Sử dụng một số loại thuốc: Các thuốc hormone thay thế, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng virus, thuốc chống loạn nhịp tim,…
Các cách phòng ngừa bệnh tuyến giáp?
Theo những tin tức Y Dược mới nhất, mặc dù có nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách quan gây ra, bệnh lý tuyến giáp vẫn có thể phòng ngừa được bằng các biện pháp sau đây:
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp cân bằng hormone tuyến giáp.
- Tập thể dục thường xuyên: Việc tập thể dục đều đặn giúp tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật nói chung, trong đó có các bệnh tuyến giáp nói riêng.
- Không tiếp xúc với thuốc lá: Khói thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại; do đó, những người hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc các biến chứng trên mắt do bệnh cường giáp cao hơn người bình thường.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp giúp bạn hiểu hơn bệnh lý tuyến giáp cũng như nguyên nhân và cách phòng bệnh hiệu quả.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn