Bác sĩ chuyên khoa mách nước mẹ bầu phòng tai biến tiền sản giật hiệu quả
Tiền sản giật gây nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và bé, vì vậy việc chủ động phòng tránh tiền sản giật là điều vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu.
- Cha mẹ không thể bỏ qua 4 yếu tố này nếu muốn con có chiều cao vượt trội
- Điều dưỡng viên Pasteur hướng dẫn chăm sóc trẻ mắc bệnh hen khi trời lạnh
- Điểm danh những loại vắc-xin mẹ phải tiêm đủ để thai nhi được an toàn
Bác sĩ chuyên khoa mách nước mẹ bầu phòng tai biến tiền sản giật hiệu quả
Mức độ nguy hiểm của tiền sản giật đối với mẹ bầu và thai nhi
Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, tiền sản giật thường gặp nhất ở ba tháng cuối thai kỳ đây được đánh giá là một chứng bệnh nghiêm trọng trong thời kỳ thai nghén. Tiền sản giật là nguyên nhân của nhiều tai biến sản khoa nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi như: đẻ non, thai chết lưu, nhau bong non, HELLP (hội chứng thiếu máu tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu),…
Theo các Bác sĩ chuyên khoa, HELLP là một tai biến vô cùng nguy hiểm mà tiền sản giật gây ra cho mẹ bầu, hội chứng này đặc trưng bởi ba dấu hiệu trên lâm sàng bao gồm: Thiếu máu tán huyết (Hemolytic anemia), tăng men gan (Elevated Liver enzymes) và giảm tiểu cầu (Low Platelet count). Tỷ lệ thai phụ mắc tiền sản giật có hội chứng HELLP xảy ra với tần suất khoảng 0,5 đến 0,9% trên tổng số phụ nữ mang thai, chiếm từ 10 đến 20% các trường hợp tiền sản giật. HELLP là một biến chứng sản khoa được xem là biến thể của tiền sản giật. Cả HELLP và tiền sản giật đều là hai bệnh lý này thường xảy ra trong giai đoạn cuối của thai kỳ hoặc sau sinh.
Hiện nay chưa tìm ra một nguyên nhân cụ thể nào gây ra tiền sản giật
Chuyên gia khuyến cáo phòng tai biến tiền sản giật
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, hiện nay chưa tìm ra một nguyên nhân cụ thể nào gây ra tiền sản giật vì vậy việc phòng tránh và điều trị là hết sức khó khăn. Việc phòng tránh tiền sản giật được các Bác sĩ chuyên khoa cân nhắc và thực hiện ngay từ khi người mẹ bắt đầu trong giai đoạn thai kỳ.
Theo những tin tức y tế mới nhất, để phòng tránh tiền sản giật Bác sĩ chuyên khoa Sản sẽ tiến hành theo dõi tiền sản giật bằng cách kiểm tra huyết áp và làm xét nghiệm protein trong nước tiểu. Một số xét nghiệm máu hiện đại cho phép phát hiện sớm nguy cơ tiền sản giật ở 20 tuần tuổi thai, các chỉ số này sẽ giúp dự đoán nguy cơ gây tiền sản giật giúp các Bác sĩ kịp thời đưa ra các phương hướng theo dõi và điều trị thích hợp trong thai kỳ nhằm làm giảm gánh nặng cho người bệnh.
Một biện pháp dự phòng nữa được các Bác sĩ cũng như Dược sĩ đưa ra cho người bệnh là đối với những phụ nữ có con ở độ tuổi muộn độ tuổi ngoài 35 – 36 tuổi trước khi mang thai từng bị cao huyết áp, hoặc trong gia đình có người từng mắc tiền sản giật thì cần trao đổi trực tiếp với Bác sĩ để được tư vấn kỹ càng.
Bên cạnh đó việc chủ động trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn để nhận biết triệu chứng của bệnh tiền sản giật để nhanh chóng thông báo đối với các Bác sĩ và được điều trị càng sớm càng tốt. Bởi nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì cả mẹ và bé có thể bị đột quỵ, phù phổi cấp, hôn mê sâu và nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong do biến chứng sản giật gây ra.
Ngoài ra trong quá trình mang thai chị em nên bố trí sắp xếp công việc khoa học, có đủ thời gian nghỉ ngơi chăm sóc bản thân để mẹ bầu và thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh.
Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn