Bác sĩ chuyên khoa sản hướng dẫn mẹ cách nhận biết những dấu hiệu sinh non
Biết được những dấu hiệu sinh non sẽ giúp mẹ bầu hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình mang thai giúp bé có thể phát triển khỏe mạnh.
- Cẩn trọng với biến chứng tiền sản giật trong thai kỳ
- Những lợi ích bất ngờ khi thực hiện massage cho trẻ sơ sinh
- Bí quyết giảm thiểu tình trạng rạn da ở bà bầu
Bác sĩ chuyên khoa sản hướng dẫn mẹ cách nhận biết những dấu hiệu sinh non
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, đối với những phụ nữ mang thai sinh con trước 37 tuần thì sẽ được gọi là sinh non. Các em bé sơ sinh sinh non thường nhẹ cân và có nhiều vấn đề sức khỏe hơn trẻ sinh đủ ngày đủ tháng do các cơ quan, bộ phận của cơ thể chưa phát triển hoàn thiện.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng sinh non
Theo những tin tức y tế mới nhất, có rất nhiều trường hợp thai phụ sinh non không tìm ra nguyên nhân nhưng cũng có một số lại người ta chia làm 3 nhóm nguyên nhân chính dẫn tới mẹ bầu sinh non:
Nguyên nhân do mẹ:
- Mẹ có bệnh lý: những bà mẹ mắc một số bệnh lý như viêm gan, viêm thận, bệnh tim, tiểu đường, cường giáp, thiếu máu nặng… có nguy cơ sinh non rất cao.
- Stress trong thai kỳ: việc mạ bầu phải thường xuyên lo lắng, căng thẳng, hoặc tức giận khiến cho tuyến thượng thận tiết ra quá nhiều hormone gây stress kích thích hệ thần kinh dẫn tới sinh non.
- Dị tật ở tử cung: Những chị em đã từng có tiền sử tử cung bất thường, hở eo tử cung, cổ tử cung ngắn… rất dễ sinh non, đây được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên sinh non.
- Tiền sử sinh non: Những bà mẹ đã từng sinh non ở lần mang thai trước có 25 – 50% nguy cơ sinh non ở lần mang thai tiếp theo.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng sinh non
Nguyên nhân sinh non do thai nhi:
- Mang bầu đa thai: Đa số các trường hợp mang bầu 2 thai trở lên đều sinh non – Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết thêm.
- Vỡ ối non: Là tình trạng bà bầu vỡ ối trước khi có dấu hiệu chuyển dạ. Hiện tượng này gây hậu quả nghiêm trọng như nhiễm khuẩn, đẻ thai non tháng và thiếu oxy nặng nề.
- Nhau tiền đạo, nhau bong non: Hiện tượng này khiến thai phụ bị xuất huyết trước khi sinh.
- Viêm màng ối do nhiễm trùng.
- Thiểu năng nhau: Nhau thai không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi dẫn đến sinh non.
- Thai nhi có khuyết tật hoặc dị dạng
Khi thấy các dấu hiện bất thường mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa
Cách nhận biết những dấu hiệu sinh non
Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, đối với những thai phụ có thai kỳ chưa qua 37 tuần nhưng có những dấu hiệu dưới đây cần nhanh chóng đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa:
- Đau lưng: Chị em sẽ có cảm giác đau quanh phần lưng dưới. Cơn đau càng lúc càng tăng.
- Xuất huyết âm đạo: Máu có thể ra chút ít, không rõ ràng, màu hơi hồng hoặc vết máu đỏ sẫm.
- Cơn đau chuyển dạ: Các cơn co thắt tử cung xuất hiện đều đặn, mỗi 5 – 10 phút lặp lại 1 lần, mỗi cơn kéo dài 30-60 giây. Mức độ đau càng lúc càng tăng.
- Vỡ ối: Một số chị em có thể bị rỉ ối mà không hay biết. Điều này rất nguy hiểm khiến thai nhi thiếu oxy. Một số khác có thể vỡ ối – nước chảy ào từ âm đạo xuống một cách không kiểm soát.
Khi có các dấu hiệu sinh non nêu trên, thai phụ cần nhanh chóng nhập viện để được xử lý kịp thời, tránh những tai biến nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn