Bác sĩ có nên chấp nhận sống cảnh bần hàn?
Ngành Y luôn chịu cái nhìn khắt khe từ dư luận, truyền thông, người bệnh… nên chỉ cần một sự cố nhỏ xảy ra mọi búa rìu sẽ chĩa vào nhân viên y tế.
- Điểm mặt Top con giáp ngành Y luôn coi tình yêu là ‘kim chỉ nam’ trong cuộc sống
- 3 con giáp nữ ngành Y thành công toàn diện sau tuổi 35
- Sự cố y khoa cần cái nhìn chỉn chu từ truyền thông
Ngành Y biểu hiện tình hình chung của xã hội
Không phải bỗng dưng nói rằng ngành Y tập trung mọi hỉ nộ ái ố, thậm chí ngành Y còn biểu hiện, phản ánh tình hình chung của mọi xã hội. Môi trường y tế hội tụ đầy đủ các đối tượng người bệnh từ giàu sang đến nghèo hèn, từ những người trí thức đến người dân lao động chân tay, rồi dân anh chị xã hội cũng phải vào viện. Xã hội hiện nay có cái nhìn khắt khe hơn đối với các cán bộ nhân viên y tế và luôn quy cho ngành Y xuống cấp đạo đức, tuy nhiên nếu nhìn tổng thể mới thấy rằng đạo đức xã hội xuống cấp, tiêu cực rất nhiều chứ không riêng gì ngành Y.
Bác sĩ có nên chấp nhận sống cảnh bần hàn?
Bác sĩ Ngọc Minh công tác tại bệnh viện Đa khoa Hà Đông giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết: Dư luận xã hội đối với ngành Y ngày càng khắt khe, thiếu thiện cảm, ngay cả những người trong ngành Y cũng cảm thấy mình bị vùi dập, lên án, chà đạp đến nhân phẩm danh dự.
Niềm tin giữa người bệnh và Bác sĩ đang dần mất đi khi các sự cố, tai biến y khoa tăng lên. Gia đình bệnh nhân cho rằng Bác sĩ tắc trách thiếu Y đức trách nhiệm trong chữa bệnh cứu người. Đối với những người bệnh đến bệnh viện mà không biết gì họ sẽ tuân thủ chỉ định của Bác sĩ một cách tuyệt đối. Với người biết một chút họ sẽ bắt đầu lên mạng tra cứu các thông tin về thuốc, dẫn đến việc loạn thông tin nhiều chiều và không xác định được đâu là chỉ dẫn tin cậy nhất. Đôi khi chính nguyên nhân này khiến tình trạng bệnh lý trở nên trầm trọng hơn hoặc tin tưởng vào lời thầy bói hơn Bác sĩ cũng gây ra các tai biến y khoa khôn lường.
Chị Hải Anh điều dưỡng viên tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam theo học Cao đẳng Dược văn bằng 2 học cuối tuần chia sẻ: Đa số bệnh nhân lo lắng Bác sĩ kê đơn thuốc để ăn % hoa hồng, người sợ không bồi dưỡng cho nhân viên y tế sẽ không được quan tâm chăm sóc. Thậm chí bệnh nhân không dám tin vào người thầy thuốc, trong khi Báo chí truyền thông luôn giật tít với những tiêu đề khiến người đọc thấy hoang mang, căm phẫn. Còn Bác sĩ làm việc trong tâm trạng nơm nớp lo sợ không biết mình có bị bạo hành hay không, cả hai bên làm việc với nhau trong trạng thái dè chừng, mất đi niềm tin tuyệt đối.
Bác sĩ luôn phải đáp ứng những đòi hỏi của bệnh nhân
Không như các ngành nghề khác ngành Y có những chuẩn mực nhất định đơn cử như tính cấp thiết nhanh chóng cho người bệnh khi nguy cấp đến tính mạng con người.
Giảng viên Trường Giang tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Có một điều Bác sĩ luôn lo sợ đó là bệnh nhân được mổ xong trốn viện không nộp tiền viện phí Bác sĩ sẽ phải bỏ tiền túi ra để bù trong khi đó một tháng lương của họ không bằng tiền viện phí. Lúc này họ ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan cứu dù đưa ra quyết định thế nào cũng gặp khó khăn. Chúng ta lúc nào cũng đòi hỏi Bác sĩ phải có Y đức, lương tâm, lúc nào cũng ‘lương y như từ mẫu” dành cho họ nhưng thực sự những lời này càng khiến người thầy thuốc gặp áp lực.
Thử hỏi một bệnh nhân đưa phong bì cho vị Bác sĩ đã cứu sống mình để cám ơn, người Bác sĩ nhận như vậy là đúng hay sai? Lúc đó chúng ta lại quy vào tiêu cực, vậy nguyên nhân do đâu?
Những tiêu cực trong ngành Y xuất phát từ sự bất hợp lý trong các chính sách của nhà nước. Bác sĩ được trả lương một cách cào bằng không tương xứng với những gì họ bỏ ra trong khi nhà nước định mức giá dịch vụ y tế thấp. Điều này thể hiện tính nhân đạo của hệ thống nhà nước nhưng lại đẩy nhân viên y tế sống cảnh bần hàn, khó khăn trong khi nền kinh tế thị trường lại phát triển chẳng lẽ người thầy thuốc phải chịu mãi cảnh nghèo khó dù họ rất năng động và có thể kiếm nhiều tiền.
Chúng ta luôn đòi hỏi Bác sĩ phải giữ tròn y đức của mình nhưng “có thực mới vực được đạo” họ cũng cần cải thiện đời sống của mình. Bởi vậy để vực dậy ngành Y cần sự chung tay của cả xã hội, mọi ngành nghề hỗ trợ mới giải quyết được các tiêu cực trong ngành Y hiện nay.
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn