Bác sĩ giật mình ngộ độc chì do tô son đậm của MC
Một trường hợp hi hữu vừa xảy ra gây bất ngờ cho những người làm bác sĩ lâu năm tại BV Bạch Mai khi xuất hiện bệnh nhân đầu tiên ngộ độc chì do dùng son môi.
- Siêu vi khuẩn kháng tất cả kháng sinh xuất hiện tại Việt Nam
- Cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ Barbara Bush mất 2 ngón chân vì Hội chứng tuổi già
- Vì sao phụ nữ thường hội chứng “trái tim tan vỡ” cao hơn nam giới?
Nữ MC bị ngộ độc chì vì … tô son đậm
Cảnh báo ngộ độc chì do dùng son môi
Nguyên Giám đốc TT Chống độc, BV Bạch Mai, PGS.TS Phạm Duệ, tại hội nghị khoa học toàn quốc về hồi sức cấp cứu và chống độc 2017 vừa diễn ra cho biết trong suốt năm làm nghề của ông đây là trường hợp đầu tiên ngộ độc chì vì dùng son môi đầu tiên ông gặp tại Việt Nam. Sự việc của nữ MC khiến không chỉ những người làm trong ngành Y quan tâm mà thu hút sự quan tâm của dư luận, trong đó là những chị em có thói quen dùng son môi hàng ngày. Theo chia sẻ của PGS Duệ, việc phát hiện ra trường hợp này là do tình cờ một lần ghi hình MC nữ này có hỏi ông liệu cô ấy có có bị nhiễm chì khi tình trạng mất ngủ, hay quên, táo bón,…thường xuyên xảy ra với cô ấy. Sau khi kiểm tra, PGS Duệ phát hiện viền lợi của cô ấy đã chuyển màu đen xám, lấp lánh ánh kim loại và khi lấy máu xét nghiệm thì phát hiện lượng chì trong máu lên tới 32mcg/dL, gấp hơn 3 lần ngưỡng cho phép khiến bác sĩ giật mình.
Kết hợp với việc điều tra thói quen sinh hoạt thường ngày của MC cho thấy cô không tiếp xúc thường xuyên với các nguồn nhiễm chì khác hay dùng thuốc nam, chỉ riêng việc dùng son đậm màu đỏ cam, đỏ hàng ngày. Dựa trên những yếu tố có sẵn và và qua quá trình được Kỹ thuật viên Xét nghiệm, PGS.TS Phạm Duệ kết luận MC đã bị ngộ độc chỉ do dùng son môi đậm. Để giải quyết tình trạng này, việc thải độc chì là yếu tố tất yếu nếu không chì sẽ lắng đọng nhiều bộ phận trong cơ thể, trong đó có xương. Chính vì vậy mà PGS Duệ khuyến cáo chị em phụ nữ nên cẩn thận khi dùng son môi, nhất là những loại son có màu đậm như màu đỏ hay đỏ cam.
Nguy hại khi trẻ em bị nhiễm độc chì
Theo chia sẻ của PGS Duệ, chì hấp thụ vào qua 4 con đường chính: tiếp xúc lâu dài qua da; qua hô hấp do hít thở hàng ngày từ bụi sơn chì, hơi xăng xe (trong trường hợp này tốc độ chì lắng đọng ở phổi của trẻ cao hơn gấp 2,7 lần người lớn); qua tiêu hóa thông qua các thực phẩm chứa thuốc trừ sâu, chất bảo quản; qua nhau thai, sữa mẹ. Theo bác sĩ Huệ, nhiễm độc chì ở trẻ em sẽ để lại những hậu quả vô cùng nặng nề hơn so với người lớn bởi nhiễm độc chì ở người lớn có thể khỏi nhưng nếu trẻ em mắc phải sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất như chậm lớn, tự kỷ, trí tuệ kém, thậm chí là mất khả năng tự phục vụ vĩnh viễn. Đặc biệt những đối tượng càng nhỏ thì mức độ nguy hại càng lớn.
Trẻ con bị ngộ độc chì rất nguy hiểm
Cũng theo thông tin từ PGS Duệ khi trẻ nhiễm chì từ 10-20mcg/dL sẽ khiến trẻ giảm 1-3 điểm IQ, bị nhiễm chì ở liều thấp (12-54mcg/dL) có thể đi kèm sự thiếu hụt thần kinh và tăng lên 5-10 điểm IQ khi lượng chì trong máu lên 30mcg/dL. Trong trường hợp chì trong máu tiếp tục tăng 1-4mcg/dL thì điểm IQ sẽ giảm thêm 2,3-5,2 điểm. Thêm vào đó mức tiêu chuẩn giảm ngưỡng nồng độ chì Việt Nam vẫn là 10mcg/dL khiến không ít các sinh viên trường y Dược quan tâm, trong đó rất nhiều sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ thông tin này đến những xung quanh để cảnh báo tình trạng việc nhiễm chì từ son môi, giúp những chị em có thêm biện pháp phòng tránh.
Tại TT Chống độc, BV Bạch Mai từ năm 2011-2016 có tới 894 trẻ ngộ độc chì với ngưỡng trên 10mcg/dL từ 26 tỉnh thành và ít nhất 2 trường hợp tử vong. Trong khi đó việc điều trị thải độc chì được khuyến cáo dùng liên tục, và kéo trong thời gian dài. Trong đó có nhiều trường hợp phải thải chì trong suốt 6 năm mới xuống được 20mcg/dL. Điều này cảnh báo tình trạng điều trị thải độc chì sẽ rất gian nan nếu bị nhiễm nên mọi người cần có những thói quen lành mạnh, không nên sử dụng những sản phẩm, thực phẩm có nguy cơ nhiễm chì. Đặc biệt là những chị em có thói quen sử dụng son môi hàng ngày.
Trường hợp của MC là một trường hợp đặc biệt nhưng không có nghĩa là bạn sẽ không mắc. Chính vì vậy, các chị em phụ nữ nói riêng và tất cả cộng đồng nói chung nên chú ý trong những thói quen và những sản phẩm mình đang sử dụng để tránh tình trạng nhiễm chì. Việc nhiễm chì sẽ rất khó phát hiện nếu bạn không chú ý đến những dấu hiệu khác lạ của cơ thể như hay quên, táo bón,…Trong những trường hợp nghi ngờ bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ xét nghiệm và đưa ra hướng giải quyết khắc phục kịp thời.
Bích Nhuần – Ytevietnam.edu.vn