Bác sĩ giúp bạn nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm

Đây là con số được Bác sĩ Võ Xuân Sơn, Chuyên gia về Xương khớp và phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy, Tp Hồ Chí Minh khi trả lời trực tuyến với độc giả tương tác trên mạng xã hội.

Cấu tạo của ổ đĩa đệm.

Theo đó Bác sĩ cho rằng có hơn 70 % dân số bị thoát vị đĩa đệm trong đó có 1/3 số người không có biểu hiện triệu trứng gì.  1/3 người có triệu trứng đau nhức nhưng sau khi ngủ dậy vươn vai là hết. Chỉ có 1/3 người còn lại là tìm đến thầy thuốc và có những trường hợp phải mổ.

Cấu tạo cơ bản của xương đĩa đệm.

Đĩa đệm là được cấu tạo bởi 2 đĩa sụn, tiếp giáp với xương đốt sống, ở giữa hai đĩa sụn trên và dưới là bao xơ. Bao xơ là một cấu trúc giống kén tằm được cấu tạo khá chắc chắn, bên trong bao xơ chứa một chất giống như lòng trắng trứng gà và được gọi là nhân nhầy. Nhờ đó đĩa đệm là một ngăn cách giữa 2 đốt sống vừa đảm bảo cho cột sống có thể co duỗi được vừa chịu trách nhiệm phân bố bớt lực khi cột sống bị tác động ngoại lực.

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng bao xơ bị rách, nhân nhầy màu trắng thoát ra tạo thành một khối, chèn ép lên cac dây thần kinh cột sống. Từ đó gây ra các triệu chứng như đau thần kinh tọa thường ở sau lưng, đau ở cổ vai sau, gây tê yếu hoặc mất cảm giác, rối loạn tiểu tiện.

Các loại thoát vị đĩa đệm

Các loại thoát vị đĩa đệm khác nhau.

Dựa trên cấu tạo ở mặt sau đĩa đệm, tức mặt trước của cột sống nơi mà đĩa đệm tiếp xúc với cột sống. Nơi đó có một dây chằng ngăn cách đĩa đệm và ống sống được gọi là dây chằng dọc. Dựa trên mối tương quan về khối thoát vị và bao sơ cộng với dây chằng dọc mà người ta phân loại thoát vị đĩa đệm lồi hay thoát vị đĩa đệm vỡ.

Biểu hiện thoát vị là khi bao xơ bị rách đĩa đệm phình ra gọi là lồi đĩa đệm. Còn khi bao xơ bị rách hoàn toàn nhưng dây chằng dọc sau cong nguyên, nhân nhầy thoát ra và nằm ở phía dưới dây chằng dọc sau gọi là thoát vị đĩa đệm dạng vỡ. Nếu dây chằng dọc sau bị rách, nhân nhầy chui qua đó gọi là thoát vị qua dây chằng dọc sau. Còn khi mà khối thoát vị qua dây chằng dọc sau, nhưng có một mẩu bị đứt rời và xê dịch đi xa được gọi là thoát bị có mảnh rời.

Bs Võ Xuân Sơn chuyên gia Xương khớp.

Nhiều người bị thoát vị đĩa đệm nhưng không biết.

Bác sĩ Sơn viện dẫn một nghiên cứu của một tổ chức nghiên cứu về xương khớp ở Hoa Kỳ thì ở Việt Nam với dân số xấp xỉ 94 triệu người. Có tới 22 triệu người thoát vị đĩa đệm cần đến thầy thuốc trong đó 658.00 người thực sự cần phải mổ do bệnh  này gây nên.

Nhiều người bệnh bị nhưng không biết hoặc có triệu chứng người bệnh bị kéo dài mà không khỏi hoặc không giảm. Chỉ khi bệnh tình nặng và có biểu hiện mất cảm giác, rối loạn tiểu tiện, mất khả năng đi lại, ngồi hoặc đứng và không thể làm việc…Khi đó học mới nhờ đến sự giúp đỡ của Thầy thuốc hoặc bác sĩ và lang y..Tuy nhiên nếu quá nặng không thể chữa trị bằng thuốc các bác sĩ mới tiến hành phẫu thuật và mổ.

Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm.

Theo Bác sĩ Sơn chia sẻ có nhiều phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm. Từ mổ hở thông thường, mổ vi phẫu, mổ xâm lấn tổi thiểu (Meterx) và mổ nội soi. Phương pháp được cho là tối ưu nhất là mổ nội soi được cho là ít xâm lấn và tiên tiến. Ngoài ra các phương pháp laze, sóng radio cao tần …cũng có tác dụng nhưng không cao với trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng.

Cấn lưu ý thêm giữa thoát vị đĩa đệm của những người trưởng thành ngược lại với bệnh lý hẹp ống sống. Hai bệnh lý này có phương pháp điều trị và cách mổ khác nhau. Trong thoát vị đĩa đệm, sụn còn nguyên, bao xơ chỉ bị rách ở một vị trí, còn trong bệnh lý hẹp ống sống, cả sụn và bao xơ đều bị vỡ vụn. Nếu không chuẩn đoán đúng, dễ bị nhầm lẫn và bệnh có nguy cơ tái phát lại sau khi mổ.

Lam hạ– Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version