Bác sĩ hướng dẫn cách xử lý khi nghi ngờ bị ngộ độc thủy ngân

Nếu bạn nghi ngờ bản thân hoặc người thân trong gia đình có dấu hiệu nhiễm độc thủy ngân thì cần bình tĩnh xử lý theo các hướng dẫn sau đây.

Bác sĩ hướng dẫn cách xử lý khi nghi ngờ bị ngộ độc thủy ngân

Bác sĩ hướng dẫn cách xử lý khi nghi ngờ bị ngộ độc thủy ngân

Những dấu hiệu cảnh báo sớm nhiễm độc thủy ngân

Các bác sĩ tư vấn cho biết, thủy ngân có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, khi nhiễm độc thủy ngân có thể xuất hiện một số triệu chứng như: gặp vấn đề về trí nhớ, run tay chân, hồi hộp, lo lắng, phiền muộn, tâm trạng cáu kỉnh… Tùy vào mức độ thủy ngân nhiễm trong cơ thể và tùy thuộc vào độ tuổi mà các triệu chứng xuất hiện nhiều hay ít.

Trường hợp người lớn, nếu bị nhiễm độc thủy ngân có thể thấy các dấu hiệu như: Buồn nôn, ói mửa, không có cảm giác ở tay hoặc các khu vực khác, khó đi lại hoặc đứng thẳng, thiếu kỹ năng vận động hoặc phối hợp, khó thở, có vị kim loại trong miệng, yếu cơ…

Trường hợp ở trẻ em khi bị ngộ độc có thể xuất hiện các triệu chứng như: kỹ năng vận động suy giảm, khó khăn khi phối hợp giữa tay và mắt, gặp vấn đề về suy nghĩ, nhận thức, nói năng…

Bác sĩ hướng dẫn cách xử lý ban đầu khi có dấu hiệu ngộ độc thủy ngân

Bác sĩ Dương Trường Giang, giảng viên liên thông Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, nếu bạn nghi ngờ bản thân hoặc người thân có dấu hiệu ngộ độc thủy ngân, hãy xác định tình trạng, nguyên nhân ngộ độc do hít phải, nuốt phải hay tiếp xúc qua da để tìm cách xử lý đúng đắn.

Trong trường hợp người bệnh bị thủy ngân tiếp xúc qua da; cần nhanh chóng loại bỏ quần áo bị dính thủy ngân, vệ sinh sạch vùng da, mắt bị dính thủy ngân.

Trường hợp bệnh nhân bị nhiễm độc thủy ngân do hít phải hay nuốt phải thì cần nhanh chóng ra khỏi khu vực có chứa thủy ngân, sau đó đóng kín cửa để tránh thủy ngân phát tán ra ngoài môi trường.

Bệnh nhân có dấu hiệu ngộ độc thủy ngân cần đi khám ngay

Cần nhanh chóng dọn dẹp sạch sẽ khu vực có thủy ngân, hủy bỏ một cách thận trọng để thủy ngân không phát tán ra ngoài môi trường. Sau đó hãy vứt bỏ những dụng cụ vừa sử dụng như sọt rác, chổi, gang tay, túi ni lông…, nhớ ghi chú bên ngoài để người khác biết và tránh tiếp xúc phải.

Theo các chuyên gia y tế, tình trạng ngộ độc thủy ngân sẽ tích tụ dần theo thời gian. Nếu như bệnh nhân có những dấu hiệu ngộ độc thủy ngân như các triệu chứng nói trên thì cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay lập tức để được kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm y tế cần thiết để xử lý kịp thời.

Ytevietnam.edu.vn tổng hợp.

Exit mobile version