Bác sĩ mới ra trường có mở được phòng khám tư nhân không?
Theo quy định của Luật khám bệnh tại Điều 42, bạn chưa đủ điều kiện để mở phòng khám tư nhân.
- Bác sĩ sinh vào ban đêm có tài chẩn đoán bệnh chính xác?
- Thầy thuốc tư vấn bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì?
- Thầy thuốc tư vấn cách nhận biết dấu hiệu bệnh ung thư vú
Luật khám bệnh tại Điều 42
Tại điểm b Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, bạn chỉ được mở phòng khám tư nhân khi có đầy đủ các điều kiện như sau: Bạn phải có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh. Để có chứng chỉ hành nghề y thì 1 bạn phải trải qua 18 tháng thực hành tại bệnh viện. Sau đó bạn đăng ký đề nghị Sở Y tế cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh. Khi có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh rồi thì Bác sĩ chuyên khoa mới đủ điều kiện đề nghị Sở Y tế cấp phép hoạt động cho phòng khám tư nhân.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động phòng khám bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
- Bản sao chứng chỉ hành nghề của từng người hành nghề trong phòng khám;
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, bản mô tả mô hình tổ chức và hồ sơ nhân sự;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của phòng khám;
- Giấy phép thành lập phòng khám đa khoa tư nhân.
Điều kiện đủ để được cấp phép mở phòng khám
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập phòng khám đa khoa tư nhân gồm 2 phần:
* Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận hành nghề – y tư nhân đối với hộ kinh doanh cá thể:
- Đơn đề nghị cấp GCNHN-YTƯ NHÂN;
- Bản photo hợp pháp chứng chỉ hành nghề y tư nhân;
- Bản photo hợp pháp giấy chứng nhận ĐKKD;
- Bản kê khai danh sách nhân sự, trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật;
- Bản cam kết thực hiện đúng quy định pháp luật về giá;
- Ảnh chụp biển hiệu cơ sở;
- 3 ảnh cá nhân cỡ 3cm x 4cm.
Nếu bạn muốn mở phòng khám thì cần hoàn thành các thủ tục theo đúng quy định Luật Khám chữa bệnh. Chúc thành công!
Bích Nhuần – Ytevietnam.edu.vn