Bác sĩ muốn như “từ mẫu” cũng khó

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 4,67 trong tổng số 5)
Loading...

Mọi người trong nghề vẫn nói Bác sĩ làm hàng ngàn việc tốt không ai hay chỉ cần một lỗi nhỏ sự nghiệp sẽ tan tành, thậm chí chịu những phán xét chỉ trích từ bệnh nhân.

Phải chăng Bác sĩ chỉ biết bóc lột người

Nhiều bệnh nhân vẫn cho rằng các Bác sĩ ở thành phố chỉ toàn bọn bóc lột, hàng ngàn lời chỉ trách nặng nề dành cho người thầy thuốc trên mạng xã hội. Đối với những người đang trong nghề đã quá quen với cảnh này nhưng đó lại là sự thực khó chấp nhận đối với những người thân của thầy thuốc.

Bác sĩ muốn như “từ mẫu” cũng khó

Bạn Hải Anh theo học Trường Cao đẳng Y Dược Parteur  chia sẻ: Gia đình mình cũng có truyền thống theo nghề Y từ đời ông nội cho đến giờ. Mỗi lần đọc được những lời xúc phạm, phán xét, chỉ trích mình luôn cảm thấy ấm ức, uất nghẹn nơi cổ họng. Vấn nạn phong bì trong ngành Y khó tránh khỏi nhưng không phải vị Bác sĩ nào cũng ngang nhiên đòi hay nhận tiền của người bệnh. Có những người luôn tận tâm tận lực phục vụ cho nghề nhưng chỉ nhận về những câu nói vô cảm “bọn bóc lột”, “lũ hút máu người”.. họ quy rằng Bác sĩ không có y đức, nào là đạo đức nghề Y xuống cấp, họ đánh đồng mọi thứ cùng vô vàn những lời nói khó nghe hơn.

Thậm chí khi có nhưng vụ hành hành Bác sĩ hoặc nhân viên y tế xảy ra họ cho rằng “không có lửa làm sao có khói”, Bác sĩ phải thế nọ , thế kia mới bị đánh, đáng đánh không cần biết nguyên nhân. Thì ra phần thưởng cao quý dành cho Bác sĩ là “đánh, chửi rủa” sau những đêm thức trắng cấp cứu cho bệnh nhân. Vậy ai cho Bác sĩ “lương thiện”, ai cho Bác sĩ được hành xử như “từ mẫu”??… rất nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ về quyền lợi, danh dự , bảo vệ Bác sĩ trôi qua trong sự im lặng của các các cấp lãnh đạo, của chính bản thân người thầy thuốc (vì không muốn rắc rối kiện tụng).

Điều dưỡng viên Ngọc Liên đăng kí học Xét tuyển văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Hà Nội: Những người bác sĩ, nhân viên y tế quá quen với cảnh bệnh nhân chửi rủa, xúc phạm mỗi ngày khi có điều gì đó không hài lòng vậy nên họ cũng chẳng buồn quan tâm để ý. Chỉ cố gắng để làm tốt nhất công việc của mình nhưng khó được chấp nhận.

Trong ngành Y vẫn lưu truyền một câu nói: Chữa lành cho người ta, đólà chuyện đương nhiên. Chữa không lành, người ta quay sang chửi. Cái nghề bạc như vôi ấy mà. Đủ thấy nghề Y bạc bẽo đến thế nào trong khi đó có rất nhiều chủng bệnh mới nền y học hiện đại trên thế giới phải bó tay vì chưa tìm ra phương thuốc. Rồi những trường hợp bệnh nhân không phát hiện ra bệnh gì nhưng sức khỏe ngày một yếu cũng khiến Bác sĩ bị chỉ trích, nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó không riêng gì ngành Y.

Ngành Y cũng chỉ là một dịch vụ

Trong thời kì đổi mới xã hội đang ngày tân tiến hơn đôi khi chúng ta không nên tạo áp lực quá nặng nề về hai chữ y đức bởi ngành Y cũng chỉ là một dịch vụ đặc biệt khi đặt sức khỏe con người lên hàng đầu. Theo ngành Y cần phải có y đức, đúng nhưng không có nghĩa họ bị chà đạp lên danh dự, bị xúc phạm nhân phẩm. Bạn Thanh Nga học Trung cấp y chia sẻ: Nhiều người có suy nghĩ rằng ngành Y được trọng vọng được vinh danh nên người làm trong nghề cụ thể các Bác sĩ, nhân viên y tế không có quyền đòi hỏi. Họ đưa ra những người thầy thuốc xưa và nay để so sánh với nhau mà không hay rằng họ đang sống ở một kỉ nguyên mới, nơi người ta vẫn ngày ngày kêu gọi lên tiếng cho quyền bình đẳng, có lữ trừ Bác sĩ ra?

Thậm chí người cho rằng mình bỏ tiền ra mua dịch vụ thì ứng xử thế nào là tùy thích của cá nhân. Người ta quên mất rằng “lương y như từ mẫu” cần có sự tương tác hai chiều chứ không chỉ đòi hỏi bác sĩ phải thấu hiểu cảm thông đối xử với bệnh nhân như người mẹ còn bệnh nhân thì hách dịch, la lối, bao biện cho những hành động của mình.

Bác sĩ Nam Anh phụ trách giảng dạy Chuyển đổi Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ: Cứ nói rằng ngành Y được tôn vinh đứng trên đỉnh cao danh vọng nhưng thực sự tôi chỉ thấy sự miệt thị, quy chụp, những định kiến, đánh đồng gây tổn thương cho những người đang hành nghề. Họ bảo y đức xuống cấp mà không nhận ra đạo đức xã hội đang bị sa sút trầm trọng, bảo sao “lương y như từ mẫu” khó trở thành hiện thực.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới