Bác sĩ Pasteur hướng dẫn biện pháp phòng thủy đậu cho trẻ em trong mùa hè
Bệnh thủy đậu là một trong những bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng căn bệnh này có thể phòng tránh được bằng những biện pháp đơn giản.
- Những căn bệnh phổ biến ở trẻ em mùa nắng nóng và cách phòng bệnh hiệu quả
- Bác sĩ Trường Pasteur hướng dẫn cách bà bầu sử dụng mỹ phẩm an toàn
- Cách làm giảm tình trạng sạm da, nám má trong mùa hè thông qua lời khuyên của các bác sĩ da liễu
Bác sĩ Pasteur hướng dẫn biện pháp phòng thủy đậu cho trẻ em trong mùa hè
Tổng quan về bệnh thủy đậu
Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, những đối tượng có nguy cơ mắc thủy đậu cao nhất chính là những trẻ nhỏ, người già và phụ nữ đang mang thai vì những đối tượng này có hệ miễn dịch yếu. Bệnh thủy đậu đặc biệt nguy hiểm cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai ở tuần 13-20 do có thể dẫn đến sảy thai hoặc gây dị tật thai nhi. Trẻ sơ sinh mắc thủy đậu rất nguy hiểm với nguy cơ tử vong lên đến 30%.
Bệnh thủy đậu có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh đặc biệt là cho trẻ nhỏ như: viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng máu… cơ tử vong cao. Bệnh thủy đậu thậm chí có thể ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của người bệnh như viêm da bội nhiễm.
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên chuyên trang tin tức y học, bệnh thủy đậu rất dễ lây lan từ người này sang người khác qua đường hô hấp (do hít phải chất dịch chứa virus khi người bệnh ho, nói chuyện…), qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu. Do đó, khi dịch bệnh có mặt ở khắp nơi thì cách ly với nguồn bệnh cũng là một biện pháp an toàn giúp ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng.
Bệnh thủy đậu có tốc độ lây lan rất nhanh
Những dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu
Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên lớp Cao đẳng Dược tại Hà Nội chia sẻ, dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu điển hình bao gồm: sốt nhẹ, xuất hiện các mụn bóng nước ở thân mình, sau đó lan lên mặt và tay chân,…Khi thấy những dấu hiệu này, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não,…
Khi bị nhiễm thủy đậu, trẻ thường sốt nhẹ, kèm ớn lạnh, đôi khi sốt cao. Ban mọc khắp người: ban mọc nhiều ở da đầu, trong các kẽ chân tóc, vài giờ sau thành nốt phỏng. Nếu bị bội nhiễm vi khuẩn, bóng nước sẽ làm mủ đục, sưng to, ngứa… Nếu để trẻ gãi gây trầy xước da sẽ để lại sẹo sâu. Khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh thường tiến triển lành tính.
Phòng bệnh thủy đậu như thế nào cho hiệu quả
Phòng bệnh thủy đậu như thế nào cho hiệu quả
Để phòng bệnh, biện pháp hữu hiệu nhất là tiêm vaccine phòng ngừa bệnh thủy đậu. Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: tiêm một mũi duy nhất. Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: tiêm 2 mũi, mũi thứ hai cách mũi đầu 4-8 tuần. Phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, sau khi tiêm vaccine cần áp dụng ngay một biện pháp tránh thai trong vòng 3 tháng.
Để tránh nguy cơ lây bệnh các bậc phụ huynh cần cần giữ vệ sinh cá nhân, quần áo, đồ dùng sinh hoạt sạch vì vùng da bị tổn thương rất dễ bị nhiễm trùng. Nếu trong gia đình, trường học, cơ quan… có người mắc bệnh, cần cách ly bệnh nhân 7 – 10 ngày để tránh lây lan cho người xung quanh.
Trẻ ốm phải được cách ly, theo dõi tại cơ sở y tế trong suốt thời gian từ khi bệnh bắt đầu cho đến khi bong hết vẩy. Những người chăm sóc trẻ ốm phải mang khẩu trang, tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch bóng nước. Sau khi chăm trẻ phải rửa sạch tay bằng xà phòng.
Giữ cho da của trẻ luôn luôn sạch sẽ. Nhỏ mắt, mũi bằng thuốc sát khuẩn. Hạ sốt bằng paracetamol (không được dùng aspirin). Bôi kem acyclovir 5% để giảm ngứa, hạn chế thương tổn và bội nhiễm. Những trường hợp nặng, cho uống acyclovir. Khi nốt phỏng vỡ, bôi thuốc xanh methylen để bớt nhức, làm se nốt và ngừa bội nhiễm vi khuẩn; không được bôi mỡ tetracyclin, mỡ penicillin hay thuốc đỏ.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, các bậc phụ huynh và bạn đọc đã biết cách phòng chống bệnh thủy đậu một cách hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn tổng hợp