Bác sĩ pháp y: Người hùng đằng sau những vụ án
Đối với công việc khám nghiệm tử thi, nếu không đủ bản lĩnh, yêu nghề, yêu ngành thì dù ai cho bạn tiền tỷ, bạn cũng không thể gắn bó được với nghề lâu dài. Đó có lẽ là câu nói quen thuộc khi nói về những bác sĩ pháp y thường xuyên tiếp xúc với tử thi.
- Con gái làm nghề y giàu sang sẽ thể hiện ở bàn tay
- Vì sao Bác sĩ phẫu thuật phải mặc áo Blouse màu xanh?
- Khát vọng trở thành Bác sĩ của học trò nghèo khó
Bác sĩ pháp y: Người hùng đằng sau những vụ án
Bản lĩnh của những người hùng
Khi nói về nghề khám nghiệm tử thi có lẽ ai cũng khiếp sợ và ngán ngẩm với công việc này. Không nổi danh như những bác sĩ khám bệnh làm trong các bệnh viện lớn với công việc thăm khám người bệnh sống, các bác sĩ pháp y luôn lặng thầm với công việc mà mọi người luôn trốn tránh khi hàng ngày tiếp xúc với xác chết thậm chí đã chết mấy ngày. Thậm chí khi nói về nghề, bạn bè của các bác sĩ pháp y này đều chán ngán: “Cho tao tiền tỷ, tao cũng chẳng làm như chúng mày” có lẽ là câu trả lời quen thuộc nhất.
Khi nói về những khó khăn trong nghề, tiến sĩ, giám định viên cao cấp Nguyễn Quốc Hải, Đội trưởng Đội giám định Pháp y – Sinh học (Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an Hà Nội) chia sẻ mà thông qua đó, người đọc có thể hiểu hơn những khó khăn, vất vả mà những bác sĩ pháp y đang hàng ngày đối diện. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Hải ví nghề như một người ở trong phòng kín ngửi mùi thuốc lá đã thấy khó chịu trong khi những giám định viên hàng ngày đối diện với những xác chết lâu ngày, mùi tử thi thối không chịu nổi. Chính vì thế, những ai không có bản lĩnh thì thật khó có thể theo nghề được và không ít người đã bỏ cuộc giữa chừng khi không thể vượt qua được những khó khăn của nghề.
Mỗi lần khám nghiệm là những vụ án khác nhau, không vụ nào giống vụ nào nên việc mổ tử thi để tìm nguyên nhân ra chết là công việc thường xuyên của họ. Theo chia sẻ của đại úy, bác sĩ Ngô Thanh Tâm (trong đội giám định Pháp y – Sinh học), nếu như những bác sĩ làm việc trong môi trường chăm sóc bệnh nhân với máy móc, thiết bị hỗ trợ, e-kíp hùng hậu thì những bác sĩ làm việc pháp y phải đối diện với những xác chết lâu ngày chương phình, xoay chuyển vô cùng khó khăn và khi đặt lên bàn mổ nó trơn trượt như mỡ, khó làm. Đặc biệt, những bác sĩ pháp y đôi khi phải tiếp xúc với những người chết nhiễm HIV, hay viêm gan B,C hoặc khi mổ thi thể mà không may nước tử thi dây vào người, phải tắm 2, 3 lần mới dám về nhà và nếu người bác sĩ đó không yêu nghề, không vượt qua nỗi sợ hãi thì có thể bỏ việc bất cứ lúc nào.
Bản lĩnh của bác sĩ pháp y
Bác sĩ pháp y với những công việc thầm lặng
Khi tìm hiểu công việc của những người làm công việc xét nghiệm tử thi mới thấy trọng trách, công việc họ đang gánh vác thật lớn với hơn 1.000 vụ việc cần pháp y mỗi năm. Những người bác sĩ pháp y không khác gì những cảnh sát hình sự , cảnh sát giao thông hay cảnh sát cơ động có mặt tất cả những điểm nóng không kể ngày đêm để góp phần làm lên những chiến công phá án. Trong ngành Y, nếu như những bác sĩ ngoại khoa, đa khoa,… hay bác sĩ phòng mổ khác được mọi người biết tới thì những bác sĩ, giám định viên pháp y lại núp mình sau bóng tối nhưng lại đóng phần quan trọng vén các bức màn bí mật phía sau mỗi vụ án, giải đáp hoài nghi cho biết bao gia đình.
Đặc thù công việc của những người giám định pháp y luôn phải thường xuyên xa nhà bất kể thời gian nào nên nhưng bữa cơm gia đình, hay những ngày đoàn viên luôn là điều xa xỉ đối với họ. Tết nào may mắn không có bệnh án thì mọi người lại lại phải tập trung tại đơn vị theo mệnh lệnh và không được ở cùng gia đình. Đó là một trong những thiệt thòi mà các những người giám định phải đối mặt.
Những khó khăn không bao giờ là hết đối với những con người đang ngày đêm góp phần nhỏ bé của mình trong những vụ án, đem sự thật phơi bày ra ánh sáng và trả lại công lý cho những người bị hại. Đó là những đóng góp thầm lặng của những bác sĩ pháp y khiến người khác phải thầm ngưỡng mộ.
Bích Nhuần – Ytevietnam.edu.vn