Bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng dành cho người gan nhiễm mỡ
Hiện tại tôi 50 tuổi tôi có đi khám và được kết luận là bị gan nhiễm mỡ, được biết, gan nhiễm mỡ sẽ cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhờ bác sĩ tư vấn!
- Bệnh nhân sau khi phẫu thuật cần kiêng những gì?
- Bác sĩ hướng dẫn các bước sơ cứu người đột quỵ
- Bệnh nhân lao phổi nên ăn gì và kiêng gì?
Bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng dành cho người gan nhiễm mỡ
Chào bác, gan nhiễm mỡ là một hiện tượng không hiếm gặp, tuy nhiên nếu không có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến gan và hoạt động sống của cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người khi biết mình mắc chứng gan nhiễm mỡ đã rất bi quan, theo đánh giá của các chuyên gia y tế nếu bệnh nhân có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý thì sức khỏe sẽ được ổn định và tránh được các tai biến không mong muốn.
Bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, gan là bộ phận cơ quan rất quan trọng của cơ thể có nhiệm vụ tiết ra mật giúp hấp thu các chất như: chất béo và các vitamin A, D, E, K. Gan giúp sản xuất ra các chất dinh dưỡng để cơ thể tạo ra các loại men tiêu hóa, đồng thời gan cũng là cơ quan giúp giải độc cơ của cơ thể chuyển hóa các chất độc để thải ra ngoài theo đường nước tiểu, phân. Vì vậy, có một lá gan khỏe sẽ giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và thể lực của cơ thể.
Vậy gan nhiễm mỡ là gì?
Khi lượng mỡ trong gan chiếm trên 5% trọng lượng gan của lá gan đó chính là khi gan đã bị nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ là do đâu?
– Chế độ dinh dưỡng: Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày bạn đã ăn quá nhiều thực phẩm có nhiều chất béo, hấp thu quá nhiều đường, sử dụng nhiều rượu bia, thói quen ngồi nhiều, ít vận động, căng thẳng, hay do yếu tố di truyền nếu trong gia đình bạn đã có nhiều người bị béo phì.
– Do chất hóa học nhiễm độc phospho, Arsenic, chì, nội tiết trong cơ thể, do bệnh tiểu đường, do cơ chế miễn dịch, hay việc bạn sử dụng một số loại thuốc có thể dẫn đến bệnh như Tetracyclin, thuốc hocmon sinh dục nữ,….
– Viêm gan siêu vi B, siêu vi C cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ, giảm chức năng hoạt động của gan.
Khi bị gan nhiễm mỡ bạn cần làm gì?
Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ: Bác sĩ tư vấn cho biết, người bệnh cần đi khám thường xuyên để theo dõi tiến triển của bệnh và kịp thời điều trị, đề phòng biến chứng.
– Người bị gan nhiễm mỡ cần giảm ăn các thực phẩm giàu cholesterol như trứng, nội tạng động vật, nên tăng cường ăn cá tôm, cua, đậu trong bữa ăn của mình, nên uống sữa và sử dụng các loại sữa ít chất béo, ăn uống điều độ, đúng bữa, hạn chế sử dụng rượu, bia. Có chế độ luyện tập để tiêu tốn năng lượng và kiểm soát cân nặng.
Dinh dưỡng cho người bị gan nhiễm mỡ
Người bị gan nhiễm mỡ không nên ăn gì?
Là một bệnh lành tính nhưng gan nhiễm mỡ thường khiến cho người bệnh thường chủ quan trong ăn uống do đó có thể làm cho bệnh diễn tiến nặng và gây ra các biến chứng xấu hơn. Vì vậy, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Hạn chế ăn đồ ăn nhiều cholesterol
Người bệnh gan nhiễm mỡ kiêng ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều cholesterol sẽ giúp người bệnh giảm được lượng mỡ thừa trong cơ thể ngoài ra còn phòng ngừa, ổn định bệnh cao huyết áp xơ vữa động mạch, tiểu đường, béo phì…
Hạn chế ăn nhiều thịt
Người bị gan nhiễm mỡ không nên ăn thịt nhiều, đặc biệt là các loại thịt đỏ vì protein sẽ chuyển hóa ở gan, ăn nhiều sẽ khiến gan bị tăng nặng khả năng hoạt động. Việc ăn nhiều cá tươi, nhất là cá sông, nhộng tằm cũng đem lại tác dụng giảm cholesterol và cải thiện chức năng gan.
Ăn nhiều rau xanh, bổ sung lượng vitamin cần thiết cho cơ thể.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để có chất xơ kích thích nhu động ruột, giúp người bị gan nhiễm mỡ tránh táo bón, phòng chống bệnh xơ vữa động mạch sẽ hạn chế, bổ sung vitamin và khoáng chất cung cấp năng lượng và sức đề kháng cho cơ thể bệnh nhân. Atiso, trà nụ vối, và tránh các loại đồ uống ngọt đó là những loại thức uống mà người bị gan nhiễm mỡ nên chọn.
Để cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng, người bệnh cần được ăn đầy đủ, cân đối, đa dạng 4 nhóm thực phẩm: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất…
Nguồn: Ytevietnam.edu.vn.