Bác sĩ tư vấn điều trị dị ứng phấn hoa như thế nào?
Dị ứng phấn hoa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh, vậy khi bị dị ứng phấn hoa phải làm gì để điều trị?
- Dị ứng thuốc và các triệu chứng không nên bỏ qua
- Bác sĩ cảnh báo 6 dấu hiệu của cơn đau túi mật cần lưu ý
- Mất ngủ thường xuyên là dấu hiệu của bệnh gì?
Bác sĩ tư vấn điều trị dị ứng phấn hoa như thế nào?
Nguyên nhân gây ra dị ứng phấn hoa
Bác sĩ Phạm Văn Hữu, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, hệ miễn dịch của con người đóng vai trò bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Ở những bệnh nhân bị dị ứng phấn hoa, hệ miễn dịch của họ nhận diện các hạt phấn hoa vô hại như một kẻ xâm nhập nguy hiểm và bắt đầu sản xuất các chất để chống lại hạt phấn. Đây được gọi là phản ứng dị ứng phấn hoa.
Tình trạng dị ứng phấn hoa thường xuất hiện vào những ngày thời tiết khô và lộng gió, trong không khí có nhiều phấn hoa, vì thế người bị dị ứng phấn hoa cần tránh ra ngoài để tránh hít phải phấn hoa dẫn đến dị ứng.
Khi hoa nở chính là thời điểm phấn hoa phát tán nhiều, phấn hoa có thể xâm nhập vào cơ thể người bệnh gây khó chịu, ngứa mắt, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt nước mũi, da nổi mẩn, một số trường hợp nặng thì sưng mặt, sưng mắt, chảy máu mũi, đau rát cổ họng, khó thở.
Theo Tin tức Y học, có những người bị dị ứng phấn hoa quanh năm, có những người chỉ bị ở một khoảng thời gian nhất định. Tình trạng dị ứng phấn hoa có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Bạn có thể điều trị các triệu chứng bằng thuốc và tiêm các mũi dị ứng, thay đổi cách sống.
Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài
Điều trị dị ứng phấn hoa như thế nào?
Các bác sĩ tư vấn cho biết, cũng như các loại dị ứng khác, việc điều trị dị ứng phấn hoa tốt nhất là tránh bị dị ứng. Thực tế việc dị ứng phấn hoa rất khó tránh, bạn có thể giảm thiểu phơi nhiễm phấn hoa bằng những cách như sau:
- Nên ở trong vào những ngày khô và lộng gió;
- Bạn nên nhờ người chăm sóc vườn tược hoặc sân nhà trong mùa hè nhiều gió;
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài trong không khí có lượng phấn hoa cao (có thể biết bằng cách kiểm tra dự báo thời tiết);
- Đóng cửa chính và cửa sổ khi trong không khí có nhiều phấn hoa;
- Sử dụng thuốc phòng tránh dị ứng.
Trong trường hợp đã áp dụng tất cả những biện pháp như trên mà bạn vẫn gặp các triệu chứng dị ứng phấn hoa, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, điều trị.