Bác sĩ Y học cổ truyền hướng dẫn 9 bài thuốc quý trị viêm loét dạ dày – tá tràng

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Viêm loét dạ dày – tá tràng là một trong những căn bệnh rất thường gặp ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh, trong Đông Y có rất nhiều bài thuốc quý để điều trị hiệu quả chứng bệnh này.

Bác sĩ Y học cổ truyền hướng dẫn 9 bài thuốc quý trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Bác sĩ Y học cổ truyền hướng dẫn 9 bài thuốc quý trị viêm loét dạ dày – tá tràng

Dấu hiệu nhận biết bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng

Bác sĩ Y học cổ truyền Ngô Thị Minh Huệ giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng thuộc chứng vị quản thống trong Đông Y, có rất nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng như cơ thể bị kích thích, can khí uất kết hay do ăn uống thất thường… Can khí uất kết (hay can khí phạm vị) gồm: khí uất, hỏa uất và huyết ứ.

Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đưa ra những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày tá tràng:

Viêm loét dạ dày: bệnh nhân thường có biểu hiện đau bụng trên hoặc đau bụng vùng thượng vị, vùng bụng trên ngay dưới ức, bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn. Bệnh nhân đói cũng đau, no quá cũng đau và bệnh nhân đau tăng khi ăn các thức ăn như: chuối tiêu, dứa, dưa chua,…đối với những bệnh nhân nặng, có thể gặp tình trạng xuất huyết dạ dày, đi phân đen, nôn ra máu đỏ, da xanh tái, tim đập nhanh, vã mồ hôi, giảm huyết áp.

Viêm loét hành tá tràng: bệnh nhân viêm loét hành tá tràng có biểu hiện dữ dội, đau rát đau như bị cào gặm; hoặc đau âm ỉ, bụng đầy hoặc cảm giác cồn cào như đói.

Dấu hiệu nhận biết bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng

Dấu hiệu nhận biết bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng

9 bài thuốc quý trị viêm loét dạ dày – tá tràng

Dưới đây là những bài thuốc Đông Y mà các Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn tổng hợp, bệnh nhân có thể áp dụng bài thuốc sau:

  • Bài 1: Sắc uống ngày 1 thang bao gồm: 16g thổ phục linh, 8g lá độc lực, 16g bồ công anh, 8g vỏ bưởi bung, nghệ vàng 12g, kim ngân 12g.
  • Bài 3: Thuốc có tác dụng táo thấp hóa nhiệt, dưỡng huyết kiện tỳ, lý khí, bao gồm: 10g  thương truật sao, 10g ngũ linh chi, 15g hoài sơn, 10g hậu phác, 10g trần bì, 10g sinh bồ hoàng (cỏ nến), 12g quy vĩ, 15g đan sâm, 15g ý dĩ, 15g ngọa lăng tử (vỏ sò), 8g mộc hương, tử thảo 12g. Sắc uống
  • Bài 4: Thuốc có tác dụng thanh nhiệt tán uất , sắc uống ngày 1 thang bao gồm: 12g sài hồ, 10g hoàng cầm, 10g sinh khương, 8g bán hạ, 6g chỉ thực, đại táo 3 quả, bạch thược 10g, đại hoàng 6g.
  • Bài 5: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 – 12g bao gồm: 60g ô tặc, 50g hoàng liên, 30g bối mẫu, 30g ngô thù, 30g sinh cam thảo, 30g nguyên hồ. Bài thuốc có công dụng điều trị tả nhiệt hòa vị, loét hành tá tràng.
  • Bài 6: tán bột mịn 30g bạch thược, 15g cam thảo, 8g hoàng liên, 30g địa du sử dụng mỗi lần 6 – 8g có thể làm viên hoàn mềm. Bài thuốc có công dụng điều trị tả nhiệt hòa vị, loét hành tá tràng.
  • Bài 7: Theo các Bác sĩ Y học cổ truyền, sử dụng 12g mạch môn,  6g ngưu tất, 6g tri mẫu, 20g thục địa, 20g thạch cao, bài thuốc có công dụng mát dạ, dịu khát, sử dụng cho những bệnh nhân dạ dày nhiệt, miệng khát, hoặc hỏa ở dạ dày bốc nóng sinh ra đau đầu, nhức răng.
  • Bài 8: Chữa âm hư, đau đầu nhức răng, khát, bứt rứt, mất máu dạ dày bốc hỏa bằng cách sử dụng lô căn tươi 40g, trúc nhự 12g, mễ ngạnh 8g, gừng tươi 8g, sắc uống ngày 1 thang.
  • Bài 9: Sắc uống ngày 1 thang gồm: tô diệp 3g, tô diệp 3g, bài thuốc này điều trị dạ dày nhiệt, nôn ra nước đắng, nước chua, phụ nữ có thai bị nôn.

Hy vọng với những bài thuốc mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn đọc biết được thêm những biện pháp điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả ngay tại nhà.

Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới