Bài thuốc Y học cổ truyền chữa chứng mệt mỏi, hụt hơi sau COVID-19

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nhiều bệnh nhân sau khi khỏi COVID-19 thường có các tình trạng như mệt mỏi, hụt hơi, ảnh hưởng đến khả năng lao động và học tập. Vậy có bài thuốc y học cổ truyền nào giúp khắc phục tình trạng này?

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa chứng mệt mỏi, hụt hơi sau COVID-19

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa chứng mệt mỏi, hụt hơi sau COVID-19 (Ảnh minh họa).

Các nghiên cứu cho biết, virus gây bệnh COVID-19 tấn công hầu hết các cơ quan nội tạng của cơ thể như phổi, tiêu hóa, tim mạch, thần kinh, mắt, gan, thận, hệ miễn dịch… Bệnh nhân mắc COVID-19 sau khi khỏi bệnh thường có các triệu chứng như mệt mỏi, giảm sức lao động, hút hơi dù chỉ gắng sức một chút, uể oải, đánh trống ngực, chóng mặt, da xanh xao…

Bác sĩ YHCT Bùi Huỳnh, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, các triệu chứng hậu COVID-19 như mệt mỏi, hụt hơi… được y học cổ truyền xếp vào chứng khí hư.

Mạch: Trầm nhược hoặc vi, tế.

Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị mệt mỏi, hụt hơi

Theo bác sĩ tư vấn, trong thực tế có nhiều trường hợp tùy cùng bệnh nhưng sử dụng phương thuốc điều trị khác nhau, tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người. Chẳng hạn như trường hợp khí hư kèm theo dương hư, huyết hư thì phải gia giảm cho phù hợp.

Đối với chứng bệnh hụt hơi, mệt mỏi sau COVID-19 được nhắc đến ở đây là chứng bệnh thuộc khí hư, bệnh phần nhiều tại Phế, nhưng các tạng khác như Tâm, Can, Tỳ, Thận cũng bị hao hư theo. Chính vì vậy, phương pháp điều trị và phương thuốc như sau:

Phương pháp chữa: Đại bổ khí huyết

Phương dược: Nhân sâm dưỡng vinh thang gia giảm.

Thành phần của bài thuốc gồm những vị thuốc và liều lượng như sau: Nhân sâm 12g, thục địa 12g, bạch truật 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, phục linh 12g, quế tâm 4g, sinh hoàng kỳ 12g, ngũ vị tử 6g, đại táo 5 quả, trần bì 6g, viễn chí (bỏ lõi) 6g, sinh khương 3 lát, cam thảo 6g, hạt sen 15g, đông trùng hạ thảo 12g.

Cách dùng như sau: Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần, uống sau ăn 30 phút.

Nhân sâm

Nhân sâm

Giải thích bài thuốc

Theo Sức khỏe đời sống, bài thuốc y học cổ truyền trên đây được lập phương dựa trên bài Thập Toàn Đại Bổ và có gia giảm cho phù hợp với thực tế. Trong đó bài thuốc này có công dụng nhằm bổ khí huyết, kiện tỳ, dưỡng tâm, an thần. Khí huyết chủ yếu do hai tạng Tỳ và Phế chi phối, vì vậy các vị thuốc trong bài này được đưa vào cũng nhằm mục đích trên, cụ thể:

– Nhân sâm có công dụng đại bổ nguyên khí, là chủ dược. Con người ta khí dư đầy thì khỏe mạnh, khí hư thì mệt mỏi, đoản hơi, không có sức lực… nhân sâm kết hợp thêm với hoàng kỳ (ích khí cố biểu) làm tăng thêm khí.

– Đương quy, bạch thược, thục địa có tác dụng bổ huyết, bổ âm; mà khí huyết lại không thể tách rời nhau. Việc kết hợp các vị thuốc bố khí sẽ làm sinh huyết tốt hơn.

– Trần bì, quế tâm trong bài thuốc trên có công dụng ôn kinh, thông kinh lạc để khí huyết được vận hành thông sướng, đi tới lục phủ ngũ tạng, cơ nhục mà nuôi dưỡng toàn thân.

– Bạch truật, phục linh, cam thảo có công dụng kiện tỳ, táo thấp, làm cho hệ tiêu hóa khỏe hơn.

– Viễn chí (bỏ lõi), hạt sen có tác dụng dưỡng tâm an tâm, ninh tâm định chí, bác sĩ giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, các vị thuốc bổ khí huyết giúp khí huyết đầy đủ, tâm tỳ được nuôi dưỡng, ngũ tạng được dưỡng vinh.

– Đông trùng hạ thảo có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe, hỗ trợ người bị suy nhược, mệt mỏi…

Nguồn: Sức khỏe đời sống.

Ytevietnam.edu.vn tổng hợp.

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bệnh viện thẩm mỹ gangwhoo

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới