Báo động Nghề Y đang trở thành một nghề nguy hiểm!
Thêm một vụ việc hành hung bác sĩ trong bệnh viện trong khi làm nhiệm vụ, thêm một giọt nước để làm nên sự bất bình của dư luận. Nhưng liệu sự việc của bác sĩ Lê Quang Dương có thực sự giúp bác sĩ tự bảo vệ mình khi đang đảm nhận một công việc nguy hiểm trên cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
- Ung thư giai đoạn cuối nhưng nhiều người lầm tưởng bị bệnh trĩ
- Vạch mặt “thủ phạm” khiến bệnh AIDS không thể chữa khỏi
- Hàng nghìn bệnh nhân ung thư tử vong vì rượu
Bạo hành Ngành Y không phải làm hiếm
Vì sao an ninh trong ngành Y bị buông lỏng?
Vừa qua, chúng ta được chứng kiến một sự kiện khiến cho xã hội vừa hoang mang, vừa xót xa lại lo ngại về tình hình an ninh cũng như sự an toàn cần có của người làm ngành Y. Đó là vào ngày 16.4 tại Bệnh viện Đa khoa Thạch Thất Hà Nội, bác sĩ Dương khi đang xem hồ sơ bệnh án của bệnh Nhi thì bị bố cháu hành hung, dùng cốc đánh vào đầu gây chấn thương sọ não đến bất tỉnh. Đến giờ anh vẫn còn hoang mang, buồn và thất vọng về cách hành xử của thân nhân bệnh nhân. Dù biết họ lo cho con nhưng không thể vì thế mà lấy cớ đánh bác sĩ, hành hung Điều Dưỡng viên….hay dọa nạt, hăm dọa. Mọi lời giải thích chỉ là ngụy biện cho hành động sai trái. Và chẳng ai có thể bao che, bảo vệ hay biện minh. Cách hành xử đó chỉ khiến cả người làm nghề và bệnh nhân tự làm cho mối quan hệ trở nên cứng nhắc, khó chịu.
Giảng viên Dương Trường Giang hiện đang giảng dạy tại Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng cho biết thêm: Việc nhân viên Y tế bị hành hung hay bệnh nhân dùng lời lẽ không đúng chuẩn mực ở bệnh viện từ lâu đã trở thành cơm bữa. Nhiều bệnh nhân tự cho mình cái quyền là Thượng đế khi nhìn nhận bệnh viện là nơi Y Bác sĩ phải phục dịch người bệnh mà không coi Bác sĩ là người Thầy thuốc chăm sóc sức khỏe và cứu chữa người bệnh. Khi bị ốm thông thường người ta thấy mình yếu đuối và tìm đến bệnh viện là nơi chữa bệnh cứu người để tìm sự giúp đỡ nhiều nhất. Do vậy, người bệnh cần tôn trọng cán bộ Y tế: Theo lời kể của một bạn sinh viên thực tập của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội thì khi bệnh nhân vào nhập bệnh viện, cán bộ Y tế đối xử với họ bằng sứ mệnh, trách nhiệm và tình thương nhiều hơn là nguyên tắc. Bảo vệ và lực lượng an ninh ở đây cũng “hiền” hơn các cơ quan khác cho nên nạn hành hung nhân viên y tế mới nhiều như thế. Bác sĩ chỉ biết học và học chữa bệnh cứu người nên không có khả năng tự vệ và họ bị tước mất vũ khí để bảo vệ chính mình bởi cái mác “Lương y như từ mẫu”. Liệu có công bằng không khi bị người khác vô cớ đánh mà không dám đánh trả để tự vệ?
An ninh Ngành Y còn buông lỏng
Ai sẽ bảo vệ bác sĩ trước nguy hiểm khi họ mất đi khả năng tự vệ?
Quên câu chuyện vì sao cán bộ y tế lại bị người nhà bệnh nhân hay cả bệnh nhân dùng lời lẽ văng tục, hăm dọa, hành hung…thậm chí còn đánh đổ máu. Hãy tìm câu trả lời cho câu hỏi “Ai sẽ bảo vệ nhân viên y tế trước vấn nạn mang tên bạo hành ngành Y”. Chia sẻ của Giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng là một bác sĩ có nhiều năm công tác ở các bệnh viện lớn, tần suất bệnh nhân đông và cũng có không ít lần chị chứng kiến và là người bị bạo hành. Chị bảo “Bác sĩ chúng tôi học tập vất vả, phấn đấu rất nhiều mới được đứng ở đây, để cứu người chữa bệnh” nhưng khi “trở thành Thầy thuốc thực hiện sức mệnh cao cả thiêng liêng nhưng cũng chật vật để giữ được an toàn cho bản thân”. Thậm chí chính chúng tôi cũng không thể cứu lấy chính mình”. Vũ khí của chúng tôi duy nhất chính là lời thề y đức khi tuyên thệ học ngành y. Do vậy, người làm nghề y vẫn phải xông pha, hi sinh, cống hiến dù biết nguy hiểm lúc nào cũng chực chờ, họ có thể bị quát, mắng, đâm, chém, đổ máu bất cứ khi nào thân nhân bệnh nhân khó chịu. Vì vốn đã khoác lên mình chiếc áo Blue trắng nên cán bộ Y tế không có được cái quyền tối thiểu của một con người. Đó là quyền tự vệ.
Vũ khí của người bác sĩ khi mang tà áo ấy chỉ có thể là hành trang kiến thức chuyên môn, là tấm lòng cao cả, là trái tim người thầy thuốc, là bệnh án, phim chụp hay là ống nghe, máy móc, thuốc, kim tiêm….chứ không phải dao, gậy gộc, cốc thủy tinh…
Ai sẽ đứng về phía bác sĩ khi bị bào hành
Sau sự vụ ở Bệnh viện Đa khoa Thạch Thất, Hà Nội thì người ta mới lờ mờ tự đặt ra câu hỏi: Nếu như nạn bạo hành ấy cứ tràn lan, phổ biến, nghiêm trọng hơn như bạo hành gia đình, bạo hành tình dục hay bạo hành trẻ em…thì ai sẽ đứng ra bảo vệ họ”. Đó cũng là thắc mắc của sinh viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.
Pháp luật Nhà nước sẽ có chế tài xử lý những kẻ vô ơn với ân nhân của mình nhưng chịu hình phạt nặng nhất đối với họ chính là lương tâm. Suy cho cùng, chẳng ai có thể bảo vệ Thầy thuốc ngoài chính họ. Nghề Y bây giờ chẳng còn mấy ai tha thiết ngưỡng mộ theo học nếu như nguy hiểm cứ rình rập và vũ khí tự vệ của thầy thuốc chỉ là chiếc áo Blouse trắng.
Trang Minh – Ytevietnam.edu.vn