Bạo hành, xung đột ngành Y có phải do lỗi của nhân viên y tế?
Việc các nhân viên y tế bị hành hung đe dọa đến tính mạng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh nhân bởi quá trình khám chữa bệnh, cấp cứu bị đe dọa.
- Điểm danh 3 nàng giáp nữ ngành Y sống lương thiện hài hòa với mọi người
- Top 3 con giáp nữ ngành Y vẻ lạnh lùng khó gần nhưng trái tim nồng ấm
- Kỳ lạ: Hàng trăm bác sĩ cảm thấy bị xúc phạm vì được tăng lương
Tỉ lệ Bác sĩ bị bạo hành tinh thần tăng cao
Mới đây trong một số liệu báo cáo được công bố tại Anh cho biết tỉ lệ Bác sĩ bạo hành ngày càng tăng cao. Không chỉ bạo hành về thể xác mà tinh thần cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Đặc biệt tỉ lệ bạo hành về tinh thần kéo dài khi các Bác sĩ bị stress lâu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình thăm khám, chữa bệnh cấp cứu cho bệnh nhân bởi hiệu quả công việc không đảm bảo khi tinh thần Bác sĩ không được ổn định. Bác sĩ Nam Anh công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết không chỉ Bác sĩ, các bệnh nhân sẽ cũng chịu ảnh hưởng nặng nề do bạo hành gây ra.
Bạo hành, xung đột ngành Y có phải do lỗi của nhân viên y tế?
Bác sĩ khi bị bạo hành một lần sẽ nảy sinh tâm lí sợ hãi e dè và tạo hiệu ứng lan truyền sang những người đồng nghiệp khác. Cả ngày nơm nớp lo sợ bị đuổi đánh, bạo hành thử hỏi ai có thể toàn tâm toàn ý để cứu chữa bệnh nhân. Chính vì vậy bệnh nhân sẽ là những người chịu thiệt thòi nhiều nhất, quá trình khám chữa bệnh sẽ kém hiệu quả hơn.
Bạo hành có phải do lỗi của nhân viên y tế?
Đại đa số mọi người đều cho rằng tình trạng bạo hành y tế do lỗi của các Y, Bác sĩ. Như trường hợp hai Bác sĩ sản khoa ở Yên Bái do người nhà bạo hành cũng bị đổ lỗi khi họ không được phép vào phòng mổ.
Bác sĩ Trường Giang công tác tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trường Giang phụ trách giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược cho biết: Bệnh nhân có quyền bí mật về nhân thân và hình ảnh của mình nên việc quay phim chụp ảnh cần được sự chấp thuận của họ. Đặc biệt trong bệnh viện không đồng ý việc người nhà bệnh nhân tự quay phim, chụp ảnh để tránh ảnh hưởng đến các bệnh nhân khác lỡ may hình ảnh họ bị phát tán không mong muốn.
Đồng thời khi thực hiện các ca mổ người nhà tuyệt đối không được vào vì họ không được đào tạo cũng như đảm bảo vô khuẩn để tránh lây nhiễm cho bệnh nhân. Ngoài ra sự có mặt của những người không có trách nhiệm phận sự sẽ tạo áp lực tâm lí cho Bác sĩ. Hoặc người nhà có hành động bạo lực đối với Bác sĩ, tính mạng bệnh nhân sẽ gặp nguy hiểm.
Điều dưỡng viên Minh Nguyệt từng theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược cho biết: Người nhà bệnh nhân không được phép đưa các thiết bị ghi hình vào phòng mổ để ghi hình sử dụng cho mục đích cá nhân. Yêu cầu này rất vô lý khi họ không mang đến tính mạng, an toàn của người bệnh.
Đặc biệt so với các ngành nghề khác tỉ lệ xung đột, bạo hành xảy ra ở ngành Y vẫn rất cao và không phải việc hiếm khi Việt Nam được xếp vào một trong những nước có người dân sử dụng bia rượu nhiều nhất trên thế giới.
Phải chăng chế độ đãi ngộ thấp khiến tiêu cực tăng lên?
Mỗi ngành nghề đều có những mặt trái tiêu cực, luôn xảy ra hàng ngày như tham nhũng, tư lợi, ăn bớt của công…xã hội nào cũng có chỉ là ít hay nhiều. Đối với ngành Y những tiêu cực đó sẽ dễ gây bức xúc cho con người bởi liên quan trực tiếp đến sinh mạng bệnh nhân ốm đau bệnh tật. Chế độ đãi ngộ thấp trong ngành Y không hẳn là nguyên nhân gốc rễ gây ra tiêu cực bởi do nhiều yếu tố tác động vào.
Bác sĩ Ngọc Hải phụ trách giảng dạy Trung cấp Y chia sẻ: Việc đề xuất tăng lương cho nhân viên y tế sẽ giúp phần nào giải quyết các vấn đê tiêu cực của ngành Y nhưng không dễ thực hiện. Bởi ngân sách dành cho y tế chỉ chiếm một tỉ lệ từ nguồn thu xã hội chứ không thể tăng quá nhiều.
Việc hạn chế các tiêu cực cần có sự kết phối hợp từ chính sách nhà nước, bệnh nhân và những đổi mới cải cách trong ngành Y tế mới vực dậy hiệu quả khám chữa bệnh cho nhân dân cũng như loại trừ các tiêu cực trong ngành.
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn