Mẹ bầu mắc quai bị khi mang thai có nguy hiểm hay không?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Phụ nữ khi mang thai nội tiết tố thay đổi, sức đề kháng của cơ thể cũng suy giảm đi đáng kể, thời gian này là thời điểm mà chị em dễ mắc các bệnh truyền nhiễm điển hình như quai bị.

Mẹ bầu mắc quai bị khi mang thai có nguy hiểm hay không?

Mẹ bầu mắc quai bị khi mang thai có nguy hiểm hay không?

Mẹ bầu mắc quai bị khi mang thai có nguy hiểm hay không?

Bác sĩ chuyên khoa Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội chia sẻ, bệnh quai bị đối với những người bình thường thì tương đối lành tính nếu được khám và điều trị kịp thời, tuy nhiên trong thời gian mang thai phụ nữ mắc bệnh quai bị có nguy cơ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ và thai nhi, thậm chí gây dị tật thai nhi.

Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, cho dù mắc bệnh vào thời gian nào trong quá trình mang thai thì bệnh quai bị cũng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu thai nhi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, mẹ mắc quai bị sẽ khiến trẻ có nguy cơ cao bị dị tật, đối với 3 tháng cuối thì nguy cơ lớn nhất cho thai nhi chính là sinh non, thai chết lưu.

Nguyên nhân chính khiến mẹ bầu dễ mắc quai bị hay các bệnh lý truyền nhiễm hơn bình thường chính là do sức đề kháng của cơ thể người mẹ giảm sút, khi mắc quai bị mẹ bầu thường có biểu hiện ban đầu chính là sốt cao, sốt tới 39 – 40 độ, người mệt mỏi, amidan bị sưng to, đau họng,…Mẹ bầu sẽ thấy một bên má sưng to, nuốt nước bọt trở nên khó khăn hơn.

biện pháp quan trọng nhất, cơ bản nhất để phòng bệnh thủy đậu cho bà bầu trong quá trình mang thai chính là tiêm vaccine

Biện pháp quan trọng nhất để phòng bệnh quai bị cho bà bầu trong quá trình mang thai chính là tiêm vaccine

Biện pháp phòng bệnh quai bị cho mẹ bầu

Theo như những tin tức y tế mới nhất, khi mẹ bầu thấy có biểu hiện sốt kèm theo hiện tượng sưng hạch góc hàm thì cần nhanh chóng đi khám để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường, đồng thời các Bác sĩ sẽ giúp bạn giảm bớt những dấu hiệu khó chịu này, giúp mẹ bầu dễ chịu hơn. Sau khi điều trị khỏi quai bị mẹ bầu cần có kế hoạch đi khám sức khỏe định kỳ ở các tuần tuần thai 12, 22, 32…hoặc đi khám theo chỉ định của các Bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát những nguy cơ mà quai bị gây ra cho cả mẹ và thai nhi.

Một điều may mắn là những phụ nữ mang thai mắc bệnh quai bị không phải lúc nào cũng có chỉ định đình chỉ thai nghén, tùy từng trường hợp các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể cho từng mẹ bầu. Dù đã điều trị khỏi bệnh nhưng mẹ cũng nên thường xuyên đi khám lại để theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường có thể xuất hiện ở thai nhi. Những người mẹ trong quá trình mang thai nếu mắc quai bị cần được sàng lọc trước sinh giúp phát hiện những dị tật ở thai nhi.

Dược sĩ Đại học chia sẻ, biện pháp quan trọng nhất, cơ bản nhất để phòng bệnh quai bị cho bà bầu trong quá trình mang thai chính là tiêm vaccine, tiêm phòng thủy cần được tiến hành trước khi bạn có ý định mang thai, không nên tiêm phòng trong quá trình mang thai vì loại vaccine này là vaccine sống giảm độc lực nên chúng có khả năng xâm nhập vào thai nhi gây hại cho thai nhi.

Trong khi mang bầu mắc bệnh chị em không nên tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào để điều trị bệnh đặc biệt là sử dụng các loại thuốc kháng sinh, mẹ bầu khi muốn sử dụng bất cứ loại thuốc nào cần phải căn cứ theo phác đồ cũng như chỉ định của các Bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới