Cột sống là trụ đỡ của toàn cơ thể, nếu chiếc trụ đó lệch chuẩn, bị cong hoặc vẹo sang một bên, đồng nghĩa việc cơ thể không còn khỏe mạnh chắc chắn. Bệnh cong vẹo cột sống ở trẻ em xảy ra nhiều hơn ở người lớn vì xương sống của trẻ chưa được phát triển toàn diện.
- Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
- Bệnh thoái hóa đốt sống cổ: nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
- Bệnh còi xương ở trẻ em – Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả
Cong vẹo cột sống ở trẻ em là gì?
Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị lệch hoặc vẹo sang bên phải hay bên trái. Khiến cơ thể mất cân đối và ảnh hưởng đến một số chức năng sinh hoạt khác.
Độ tuổi thường gặp nhất của cong vẹo cột sống là học sinh, tập trung trong khoảng 12-18 tuổi. Ở độ tuổi này cột sống chưa phát triển toàn diện, dễ gặp chấn thương. Những tác động tưởng chừng rất nhỏ như tư thế ngồi, độ sáng của phòng … cho đến tác động của chấn thương, tai nạn, làm việc quá sức…đều có thể là nguyên nhân gây bệnh cong vẹo cột sống ở trẻ em.
Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống ở trẻ em.
Ngoài những trường hợp bị bệnh do yếu tố di truyền và bẩm sinh ra, nguyên nhân gây bệnh cong vẹo cột sống ở trẻ em còn xuất phát trong quá trình sinh hoạt do các yếu tố sau:
- Tư thế ngồi:
Cột sống của trẻ em còn mềm và độ cong nhỏ, ngồi sai tư thế lâu ngày có thể khiến cột sống bị tổn thương. Cúi lưng, gập người sẽ khiến cột sống ưỡn ra hoặc bị vẹo.
- Bàn ghế có kích thước không phù hợp.
Các bác sĩ khuyến cáo, bàn ghế quá cao hoặc quá thấp sẽ khiến trẻ phải cúi người (nếu quá thấp) hoặc ưỡn (nếu quá cao). Ngồi quá lâu khiến tỉ lệ mắc bệnh cong vẹo cột sống học đường tăng nhanh.
- Phòng học không đủ sáng, mang cặp sách quá nặng.
Ánh sáng không chỉ giúp học tập thuận lợi mà còn liên quan đến nhiều bệnh học đường như cong vẹo cột sống, cận thị… Trẻ chỉ có được môi trường thực sự lành mạnh, hiệu quả khi đầy đủ ánh sáng. Ngoài ra không mang vác cặp quá nặng ( có những em đeo cặp lên tới 5-6kg), không đeo cặp lệch vai.
Cong vẹo cột sống ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?
Cột sống bị cong vẹo khiến cơ xương bị ảnh hưởng. Làm dị dạng thân hình và giảm chức năng một số cơ quan như tim, phổi…Bệnh lý học này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt mà còn gây ra mặc cảm về hình thức. Khiến trẻ không dám tham gia các hoạt động ngoại khóa và ít giao tiếp hơn.
Với bé gái, cong vẹo cột sống ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm mẹ. Bệnh lý này ảnh hưởng trực tiếp đến khung sương nở, ảnh hưởng đến việc sinh con của trẻ em gái sau này.
Cách phòng ngừa cong vẹo cột sống ở trẻ em?
Để phòng ngừa cong vẹo cột sống trẻ em, cần thực hiện những biện pháp sau:
- Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng chế độ ăn đủ vitamin, protein và chất khoáng.
- Hướng dẫn, khuyến khích trẻ tập luyện thể dục thể thao để cơ thể phát triển khỏe mạnh.
- Bàn ghế học sinh cần thiết kế đúng theo quy chuẩn: Chiều cao bàn phải bằng 46% chiều cao cơ thể, ghế cao bằng 27%.
- Tư thế ngồi học ngay ngắn với 4 điểm tựa là mông, 2/3 đùi trên mặt ghế và 2 bàn chân áp đất. Khoảng cách từ mắt đến bàn là 25 -30 cm, lưng thẳng.
- Thiết kế phòng học và góc học tập đủ ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng tự nhiên.
Cong vẹo cột sống hoàn toàn có thể được chữa trị kịp thời nếu được phát hiện sớm. Trẻ sẽ có một cơ thể khỏe mạnh nếu được chăm sóc đúng cách từ gia đình và nhà trường.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn