Bệnh đau mắt hột: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh đau mắt hột là căn bệnh gây nhiều khó khăn và bất tiện cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh thường có các biểu hiện khó chịu như cộm mắt, mỏi mắt, vướng mắt như có hạt bụi… Nếu bệnh kéo dài gây biến chứng có thể dẫn đến mù lòa vô cùng nguy hiểm.

Bệnh đau mắt hột.

Bệnh đau mắt hột.

Bệnh đau mắt hột là gì?

Về bệnh lý đau mắt hột là tình trạng viêm kết mạc – giác mạc mãn tính. Đặc điểm là ở mắt người bệnh hình thành những hột và những tổn thương sẹo điển hình ở mắt, bệnh dễ dàng lây lan và tiến triển thành dịch cực nguy hiểm.

Biểu hiện của bệnh đau mắt hột

  • Bệnh đau mắt hột giai đoạn đầu người bệnh hay bị chảy nước mắt. Cùng với chảy nước mắt, là những dấu hiệu khó chịu như: ngứa mắt, cảm giác vướng như có hạt bụi trong mắt, cồm mắt…
  • Đối với thể bệnh nặng bệnh đau mắt hột có thể gây các biến chứng nguy hiểm như: sẹo kết mạc, lông xiêu, chính lông xiêu hay còn gọi là lông quặm sẽ gây ra tình trạng loạn dưỡng giác mạc và gây sẹo giác mạc làm giảm thị lực ở người bệnh.

Nguyên nhân của bệnh đau mắt hột

bệnh đau mắt hột có thể gây mù lòa.

Bệnh đau mắt hột có thể gây mù lòa.

  • Nguyên nhân đầu tiên dẫn đế bệnh đau mắt hột là do một loại vi khuẩn nhỏ ký sinh trùng gây nên.
  • Đau mắt hột là căn bệnh dễ lây lan, nó có thể lây trực tiếp qua việc tiếp xúc với người bệnh hoặc gián tiếp với dịch tiết mắt, mũi hay cổ họng, hoặc qua các loại ruồi hoặc công trùng hàng ngày.
  • Nguyên nhân chung là do bệnh nhân vệ sinh kém hoặc nguồn nước ôi nhiễm. Bệnh thường phổ biến nhất ở trẻ nhỏ trong khoảng 3-5 tuổi.

Những cách điều trị đau mắt hột hiệu quả

  • Với bệnh đau mắt hột thì cách phòng và điều trị hiệu quả nhất là bạn cần giữ gìn vệ sinh chung, sử dụng nguồn nước sạch để mắt luôn được vệ sinh đảm bảo nhất.
  • Khi bệnh ở giai đoạn đầu thì người bệnh có thể sử dụng thuốc mỡ hoặc thuốc tra mắt đặc trị. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nên theo đơn thuốc kê của các bác sĩ chuyên khoa.
  • Bệnh đau mắt hột ở thể nặng gây biến chứng lông mắt quặm, người bệnh có thể đến các cơ sở y tế để đốt hoặc nhổ lông quặm. Trong nhiều trường hợp lông quặm mọc liên tục, người bệnh cần đến bệnh viện phẫu thuật để làm bật được lông quặm ra ngoài.

Phòng ngừa bệnh đau mắt hột

Vệ sinh sạch sẽ phòng bệnh đau mắt hột.

Vệ sinh sạch sẽ phòng bệnh đau mắt hột.

 

  • Các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên thường xuyên nhỏ thuốc nhỏ mắt khi đi ra ngoài đường về. Không nên dụi mắt, vì mắt rất dễ bị nhiễm trùng nếu như tay không sạch.
  • Rửa tay thường xuyên vì bàn tay chúng ta thường xuyên được đưa lên mặt nơi gần đôi mắt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại xâm nhập vào đôi mắt, gây nên các bệnh nhiễm khuẩn về mắt.
  • Luôn giữ vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, để đảm bảo không để vi khuẩn có điều kiện sinh trưởng và gây bệnh.
Trên đây là các nguyên nhân, triệu chứng và các cách điều trị bệnh đau mắt hột hiệu quả, hi vọng sẽ giúp các bạn phòng tránh và có lựa chọn điều trị bệnh kịp thời. Và bạn hãy có biện pháp bảo vệ đôi mắt của mình ngay từ bây giờ, để có một đôi mắt khỏe mạnh nhé.
Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới