Bệnh động kinh và những điều cần biết
Động kinh biểu hiện bằng các co giật cơ đột ngột hoặc biến đổi trạng thái ý thức hoặc rối loạn hoạt động của hệ thần kinh thực vật.
- Một số liệu pháp tâm lý điều trị bệnh tâm thần
- Hướng dẫn cách điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt
- Tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt
Bệnh động kinh và những điều cần biết
Bệnh động kinh là gì?
Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, động kinh là tình trạng bệnh lý với sự tái diễn của nhiều cơn biểu hiện bằng các co giật cơ đột ngột hoặc biến đổi trạng thái ý thức hoặc rối loạn hoạt động của hệ thần kinh thực vật. Đó là một hội chứng phức tạp bao gồm nhiều mặt biểu hiện trên lâm sàng và trên xét nghiệm phản ánh một quá trình tổn thương kích thích ở não. Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra cơn động kinh. Bệnh động kinh là sự tái diễn của các cơn động kinh một cách có chu kỳ với tính chất định hình của các cơn động kinh. Trong thực tế động kinh thường là triệu chứng của bệnh tiềm ẩn hoặc của rối loạn chuyển hoá.
Cơ chế bệnh của động kinh
Theo Tin tức Y học, cơn động kinh thường xảy ra khi các tế bào não bị kích thích quá độ về mặt sinh lý và sinh hoá. Một số tế bào bất thường ở não có thể phát sinh ra các kích thích đó đột ngột hoặc thường xuyên, có khi làm xuất hiện cơn động kinh cũng có khi không gây động kinh. Người ta gọi các tế bào bất thường đó là ổ động kinh và có thể ghi EGG để phát hiện các ổ này.
Một ổ gây động kinh có thể là hậu quả của chấn thương sản khoa, chấn thương sọ não, u não, chảy máu não hoặc viêm màng não. Một số trường hợp tuy không bị chấn thương hoặc không có bệnh gì cấp tính trước khi xảy ra cơn động kinh thì có thể đo rối loạn sinh hoá hoặc chuyển hoá bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh thoái hoá, rối loạn nội tiết, khuyết tật di truyền (gen) hoặc thiếu hụt dinh dưỡng.
Nếu không tìm được nguyên nhân gây bệnh người ta gọi đó là động kinh nguyên phát. Các cơn động kinh có thể xảy ra nhiều lần nhắc lại nhưng có khi chỉ xaỷ ra trong thời điểm nhất định. Các cơn xảy ra một cách đơn độc hoặc không tái diễn thường gặp ở những trường hợp bệnh nặng với sự rối loạn chuyển hoá trong cơ thể người bệnh hoặc ở các trẻ nhỏ bị sốt cao (co giật do sốt cao). Các cơn tái diễn thường xuất hiện khi có biến đổi sinh lý hoặc có một yếu tố gây bệnh nhất định nào đó như thiếu ngủ, cảm xúc mạnh, uống rượu, kích thích thị giác hoặc tăng cường thở sâu, tuy nhiên nhiều khi không xác định được các yếu tố điều kiện này (các yếu tố thuận lợi).
Bệnh động kinh cần được điều trị kịp thời
Phân loại động kinh
Theo các bác sĩ tư vấn, có hai nhóm lớn là động kinh toàn bộ và động kinh cục bộ. Trong động kinh toàn bộ có thể phân biệt ra động kinh toàn bộ nguyên phát và động kinh toàn bộ thứ phát.
Dưới đây là bảng phân loại đã được Tổ chức y tế Thế giới công nhận năm 1981:
Động kinh toàn bộ (có co giật hoặc không có co giật)
- Động kinh cơn lớn (cơn co giật).
- Động kinh cơn nhỏ (động cơn cơn vắng ý thức điển hình hoặc không điển hình).
- Động kinh giật cơ.
- Động kinh cơn trương lực.
- Động kinh cơn mất trương lực.
- Động kinh cơn giật.
Động kinh cục bộ toàn bộ thứ phát
- Động kinh cục bộ
- Động kinh cục bộ với triệu chứng đơn sơ.
- Động kinh cục bộ với triệu chứng phức tạp.
- Các triệu chứng có thể biểu hiện trên các mặt: vận động, cảm giác cơ thể, cảm giác đặt biệt, tâm thần, thực vật, tự động (chỉ riêng đối với động kinh cục bộ phức tạp).
- Động kinh chưa phân loại được
Ngô Huệ – Ytevietnam.edu.vn.