Bệnh hẹp môn vị ở trẻ em và những điều cần biết

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Hẹp môn vị là tình trạng thắt tình trạng các cơ thắt môn vị trở nên bất thường. Căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh, đồng thởi gây ra nôn mửa mạnh, mất nước và giảm cân.

Bệnh hẹp môn vị ở trẻ em và những điều cần biết
Bệnh hẹp môn vị ở trẻ em và những điều cần biết

Dấu hiệu của trẻ khi bị hẹp môn vị

Bác sĩ tư vấn chuyên môn tại fanpage Tin tức Y tế Việt Nam – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay, khoảng thời gian ba đến năm tuần đầu sau khi sinh là thời gian trẻ em dễ bị mắc chứng hẹp môn vị nhất, khi trẻ lớn hơn thì tỉ lệ mắc phải thấp hơn. Lúc này trẻ thường có các biểu hiện bệnh như:

– Trẻ có dấu hiệu ói mửa, làm vọt sữa sau khi trẻ ăn khoảng nửa giờ. Mức độ nôn của bé thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nặng hơn có thể nôn kèm theo máu.

– Hẹp môn vị còn gây ra cảm giác đói, trẻ thường có cảm giác đói và muốn ăn ngay sau khi vừa nôn xong.

– Chứng hẹp môn vị làm cho các nhu động của dạ dày bất thường ngay sau khi ăn hoặc trước khi nôn. Sự bất thường này làm cho các nhu động của dạ dày nổi rõ trên bụng của trẻ như như những đợt sóng. Cơ bụng co thắt cố gắng đẩy thức ăn qua môn vị gây ra các cảm giác khó chịu cho trẻ.

– Trẻ bị mất nước nghiêm trọng, thường biểu hiện như: khóc không có nước mắt, tã lót ít ướt, mắt trẻ trở nên lờ đờ.

– Hẹp môn vị còn làm cho nhu  động ruột thay đổi gây ra tình trạng táo bón kéo dài.

– Trẻ có dấu hiệu sút cân nghiêm trọng do thường xuyên nôn và mất nước.

Nguyên nhân dẫn tới hẹp môn vị ở trẻ em và biến chứng

Trẻ em bị hẹp môn vị có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó yếu tố di truyền là nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao trong số trẻ mắc bệnh này. Ngoài ra còn có thể hẹp môn vị do một số các yếu tố nguy cơ khác như:

– Trẻ hoặc mẹ sử dụng kháng sinh trong những tuần đầu tiên sau khi sinh như: erythromycin.

– Các bà mẹ sử dụng kháng sinh trong khi mang thai cũng dẫn tới tỉ lệ bé mắc phải chứng này rất cao, trong đó bé trai có tỉ lệ mắc cao hơn các bé gái; và cũng thường là các bé sinh đầu lòng.

Vị trí hẹp môn vị ở trẻ em
Vị trí quanh môn vị ở trẻ em

Các biến chứng hẹp môn vị có thể gây ra cho trẻ như:

– Bé bị mất cân bằng chất điện giải do nôn quá nhiều. Sự thiếu hụt lượng lớn khoáng chất, clorua, kali… lưu thông trong cơ thể có thể gây rối loạn nhịp đập của tim.

– Nếu tình trạng nôn thường xuyên và kéo dài có thể gây kích  ứng dạ dày em bé, đôi khi có thể gây ra xuất huyết nhẹ.

– Một vài trường hợp hẹp môn vị có thể dẫn tới vàng da, vàng  mắt do sự tích tụ một chất bài tiết của gan được gọi là bilirubin.

Điều trị cho trẻ bị hẹp môn vị

Bác sĩ Trần Anh Tú – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, khi trẻ được xác định mắc phải chứng hẹp môn vị thì có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật:

– Phẫu thuật là phương pháp thường được chỉ định cho các trường hợp hẹp môn vị, phương pháp này đem lại hiệu quả điều trị cao. Có thể là tiến hành mổ thường hoặc nội soi theo yêu cầu của bác sĩ, tuy nhiên mổ nội soi sẽ giúp trẻ phục hồi nhanh hơn.

– Trẻ cần được điều trị mất nước và phục hồi điện giải trước và sau phẫu thuật. Thông thường sẽ tiến hành tiêm tĩnh mạch cho trẻ trước khi phẫu thuật.

– Sau khi phẫu thuật, trẻ có thể cần truyền dịch dinh dưỡng trong vài giờ đầu, sau đó có thể ăn lại. Một vài trường hợp trẻ vẫn còn hiện tượng nôn mửa sau khi ăn sau vài ngày sau phẫu thuật, lúc này cần liên hệ và làm theo chỉ định của bác sĩ.

– Trẻ cần được tái khám thường xuyên để kiểm tra lại hiệu quả sau phẫu thuật.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới