Bệnh hở van tim hai lá và những điều mà bạn cần biết

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Van tim hai lá đảm nhận nhiệm vụ như cánh cửa giúp máu chỉ chảy theo một chiều nhất định từ nhĩ xuống thất. Khi bị bệnh hở van tim hai lá một dạng bệnh lý học, máu sẽ bị trào ngược trở lại khi tâm thất trái co bóp gây thiếu máu đi nuôi cơ thể. 

benh-ho-van-hai-la
Bệnh van tim hai lá nặng có thể dẫn đến suy tim sung huyết

Để đáp ứng đủ máu, tim bạn phải tăng cường co bóp, lâu dần có thể dẫn tới suy tim sung huyết rất nguy hiểm. Việc nhận biết nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa và phương pháp điều trị bệnh hở van tim hai lá là rất cần thiết.

Triệu chứng bệnh hở van hai lá

Một điều rất đặc biệt của bệnh hở van hai lá là những người hở van hai lá nhẹ hoặc vừa có thể không có triệu chứng gì ngoài tiếng thổi ở tim trong nhiều năm. Thậm chí những bệnh nhân hở van hai lá nặng trong giai đoạn đầu cũng không có triệu chứng cho đến khi suy tim trái, rối loạn nhịp, tăng áp lực động mạch phổi. Bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng của suy tim như: mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, nặng hơn sẽ khó thở khi nằm và cơn khó thở kịch phát về đêm, phù chân.

Dần dần áp động mạch phổi tăng, làm xuất hiện chứng suy tim trái, suy tim phải. Rung nhĩ (loạn nhịp hoàn toàn) do hậu quả của giãn nhĩ trái. Bệnh nhân hay mệt mỏi, khó chịu trong người do giảm thể tích tống máu và cung lượng tim.

Nguyên nhân gây bệnh                       

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra bệnh hở van hai lá là khi có sự đảo ngược dòng máu từ tâm thất trái đến tâm nhĩ trái. Van hai lá là một cấu trúc sợi của màng trong tim, nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái,. Van hai lá bao gồm vòng van, lá van, dây chằng, các cột cơ. Hở van tim có thể xảy ra khi những cấu trúc này thay đổi bất thường.

Hở van hai lá có thể xảy ra khi bệnh nhân có  thấp tim, tiền sử sa van hai lá, hẹp van hai lá, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, xẻ van hai lá, bệnh cơ tim phì đại, bệnh giãn vòng van tim, bệnh nhồi máu cơ tim và một số bệnh tim mạch khác là những nguyên nhân gây ra hở van hai lá.

Phương pháp điều trị

Cách điều trị bệnh hở van hai lá tùy thuộc vào mức độ hở van, triệu chứng và nguyên nhân gây hở van hai lá.

benh-ho-van-hai-la-la-gi
Tìm hiểu kỹ về nguyên nhân, triệu chứng, mức độ bệnh để có cách điều trị phù hợp
  • Điều trị bằng thuốc

Trường hợp bệnh nhân hở van tim hai lá do rối loạn chức năng thất trái được điều trị bằng các thuốc chữa suy tim như các thuốc giảm hậu gánh, ức chế men chuyển, làm giảm thể tích dòng hở và tăng thể tích tống máu.

Điều trị ứ huyết phổi thì dùng thuốc lợi tiểu và nhóm nitrate. Tuy nhiên, rung nhĩ phải được điều trị kiểm soát tần số thất bằng các thuốc chống loạn nhịp, đặc biệt là digitalis và thuốc chẹn bêta giao cảm.

  • Phẫu thuật sửa van

Trường hợp bệnh nhân bị thương tổn van tim nặng nề nhiều trường hợp phải sửa hoặc thay van hai lá. Phẫu thuật sửa van hai lá (hay còn gọi là nong van), phương pháp điều trị bệnh hở van tim hai lá này giúp phục hồi được chức năng van hai lá đóng kín, bảo tồn chức năng cơ tim, bệnh nhân không phải dùng thuốc chống đông máu vĩnh viễn.

  • Phẫu thuật thay van hai lá

Có hai loại nhân tạo: thứ nhất là van cơ học làm từ kim loại và van sinh học được làm từ các sản phẩm sinh học như màng tim của bò hoặc tim lợn.. Nhìn chung van cơ học được dùng cho những bệnh nhân dưới 65 tuổi hoặc bị rung nhĩ và phải dùng thuốc chống đông kháng vitamin K suốt đời. Van sinh học dùng cho những bệnh nhân trên 65 tuổi và phải thay van trong tương lai.

  • Phẫu thuật Maze

Trường hợp bệnh nhân bị rung nhĩ, bác sĩ có thể tiến hành thêm phẫu thuật Maze bằng cách tạo thêm những đường cắt trong các tâm nhĩ để ngăn cản những dòng điện bệnh lý là nguyên nhân gây rung nhĩ bằng sóng cao tần, siêu âm hoặc nhiệt độ lạnh.

Khi phát hiện ra các triệu chứng bệnh hở van tim hai lá, cần đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay để được tư vấn cụ thể và phương án điều trị sớm, tránh những biến chứng đáng tiếc.

Vũ Giang – Ytevietnam.edu.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới