Bệnh nổi mề đay là gì? Bệnh nổi mề đay có nguy hiểm không?
Bệnh nổi mề đay là bệnh xuất hiện những vết sẩn đỏ trên bề mặt da kèm theo hiện tượng ngứa. Bệnh xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với những tác nhân khởi bệnh, đặc biệt là đối với các loại thực phẩm. Nếu bệnh không kịp thời điều trị sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
- Phương pháp điều trị bệnh viêm da dị ứng cơ địa ở trẻ em hiệu quả
- Những thực phẩm tốt dành cho người bị bệnh viêm da dị ứng cơ địa
- 3 nguyên nhân chủ đạo gây nên bệnh viêm da dị ứng cơ địa
Bệnh nổi mề đay là gì?
Bệnh nổi mề đay là bệnh phổ biến và xuất hiện ở mọi đối tượng. Tuy nhiên khi người bệnh mắc bệnh lại khó phát hiện nguyên nhân dù đã làm đủ các xét nghiệm y tế cần thiết vì nguyên nhân gây bệnh thường gồm nhiều yếu tố kết hợp lại. Bệnh biểu hiện ban đầu bởi những vết nổi sần đỏ lan khắp người và kèm theo cảm giác ngứa gây khó chịu cho người bệnh.
Đây là một trong những căn bệnh dễ xuất hiện đối với những người thường xuyên bị bệnh viêm da dị ứng cơ địa. Khi cơ thể tiếp xúc với những chất kích ứng sẽ thực hiện giải phóng chất hóa học gọi là histamin. Đây là loại hợp chất gây dị ứng da khiến da xuất hiện những vết sần khác nhau trên bề mặt ngoài da. Trên thực tế biểu hiện này tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng đối với cơ thể.
Bệnh nổi mề đay có nguy hiểm không?
Triệu chứng bệnh mề đay
Bệnh nổi mề đay thường xuất hiện dưới dạng cấp tính và mãn tính. Đối với trường hợp mãn tính thì thường xuất hiện một cách đột ngột và biến mất trong khoảng thời gian ngắn. Đa số trường hợp bệnh thường gặp ở người trẻ do tác động của thực phẩm dinh dưỡng hoặc thuốc uống điều trị, thực phẩm chức năng…Đối với trường hợp bệnh nổi mề đay mãn tính, những biểu hiện của bệnh thường kéo dài từ 4 đến 6 tuần. Ban đầu để điều trị giúp giảm những triệu chứng của bệnh thường dùng những loại thuốc chống dị ứng. Tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng tạm thời chứ không có tác dụng điều trị triệt để bệnh. Vì vậy cần phải tìm ra rõ nguyên nhân để đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
Có nhiều dạng nổi mề đay như nổi mề đay thông thường, nổi mề đay phù mạch, da vẽ nổi. Đối với dạng nổi mề đay thông thường thì bệnh xuất hiện đột ngột trên toàn thân và biến mất nhanh không để lại dấu vết. Nổi mề đay phù mạch thường có biểu hiện sưng to một vùng, cảm giác căng mạch nhiều hơn ngứa. Nếu bệnh xuất hiện ở lưỡi, thanh quản thì cần phải nhanh chóng xử lý kịp thời nếu không sẽ dẫn đến suy hô hấp và cần phải cấp cứu kịp thời.
Trường hợp nổi mề đay dưới dạng da vẽ nổi hay còn gọi là hiện tượng mề đay giả xuất hiện ngay cả khi có một vệt nhẹ trầy xước tác động lên da, nổi gồ và kèm theo biểu hiện ngứa. Bên cạnh đó nổi mề đay còn xuất hiện dưới dạng như mụn nước hay các nốt sẩn nhỏ, kèm theo biểu hiện sốt, nhức đầu hay rối loạn tiêu hóa.
Điều trị bệnh nổi mề đay
Để điều trị bệnh nổi mề đay đầu tiên cần phải loại bỏ những yếu tố gây nên bệnh như các loại thực phẩm từ hải sản, thuốc dễ gây dị ứng hay các chất kích thích như gia vị, cà phê hay trà. Đặc biệt đối với người bị bệnh nổi mề đay cần phải giảm lượng muối trong các bữa ăn hàng ngày để giảm tình trạng ngứa.
Trong trường hợp người bệnh bị ngứa nhiều, khó chịu có thể áp dụng các phương pháp tắm lá thảo dược, dùng dấm pha vào nước ấm để tắm hoặc thoa lên người. Tuyệt đối tránh gây tổn thương lên những vùng da dị ứng, không nên dùng thuốc mỡ kháng histamin vì có thể gây nên bệnh viêm da dị ứng cơ địa và tác dụng phụ không mong muốn.
Người bệnh bị nổi mề đay nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng phù thanh quản, suy hô hấp, khó thở gây nguy hiểm đến tính mạng cần phải cấp cứu kịp thời. Khi bị bệnh nổi mề đay người bệnh tuyệt đối không tự ý điều trị bệnh nổi mề đay, khi phát hiện ra những triệu chứng của bệnh cần nhanh chóng đến bác sĩ chuyên khoa để làm các xét nghiệm y tế cần thiết để tìm ra đúng nguyên nhân và lên phác đồ điều trị thích hợp.
Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn