Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, nguyên nhân hàng đầu gây liệt chân
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh lành tính, tuy nhiên nếu bệnh kéo dài có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong cho người bệnh. Vậy bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì? Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng điểm qua những thông tin căn bản nhất về căn bệnh này, để có cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả nhé.
- Thuốc Amlodipin hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp
- Mách bạn những cách phòng bệnh động mạch vành cực kỳ đơn giản
- Bệnh động mạch vành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?
Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý mãn tính nên khó có thể chữa khỏi hẳn. Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch bị giãn, chạy quanh co và có những dòng máu chảy theo chiều trái ngược nhau. Bệnh thường xuất hiện khi các thành tĩnh mạch bị suy yếu đi và các van một chiều bên trong lòng mạch bị tổn thương gây nên. Và khi bị suy giãn tĩnh mạch, người bệnh thường hay bị suy giãn tĩnh mạch chân.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch giai đoạn muộn có thể gây viêm loét, nhiễm trùng chân rất khó điều trị. Lâu dần bệnh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đi lại, thậm chí là liệt chân nếu không được điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
- Khi bị suy giãn tĩnh mạch người bệnh thường cảm thấy đau mỏi chân, nặng chân khi phải đứng lâu hay ngồi quá nhiều.
- Dấu hiệu nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp nhất là người bệnh sẽ bị phù chân. Thường người bệnh sẽ bị phù ở vùng bàn chân, mất cá chân và việc đi dép trở lên khó khăn hơn.
- Khi bị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân người bệnh hay bị chuột rút. Kèm theo đó là cảm giác chân bị tê cứng, châm chích như có kim đâm vào chân.
- Chân người bệnh nổi nhiều gân xanh, nhiều chỗ xuất hiện những vùng da bị loang máu ngoằn nghèo.
Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
- Có nhiều nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, nhưng nguyên nhân đầu tiên được nhắc đến là do chức năng của thành mạch và các van của tĩnh mạch trong cơ thể bị suy yếu.
- Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây tình trạng bệnh giãn tĩnh mạch chân có thể là do hiện tượng rò động mạch. Vì tĩnh mạch làm việc áp lực tăng cao đột biến gây nên giãn tĩnh mạch.
- Những người đặc thù công việc hay phải ngồi nhiều, hay đứng nhiều giờ cũng có nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cao hơn bình thường.
- Một số phụ nữ sau khi sinh, đặc biệt là sinh đẻ nhiều lần cũng có thể dễ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân.
- Bệnh suy giãn tĩnh mạch còn có thể do di truyền từ bố mẹ.
Cách điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
- Điều trị theo Tây
Khi bệnh giãn tĩnh mạch bị ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể tự chăm sóc sức khỏe ở nhà. Như tập thể dục, gác chân khi nằm và tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu cũng có thể là cách cải thiện bệnh đáng kể.
Nhưng nếu bệnh nặng thì cần gặp bác sĩ để có những biện pháp điều trị khác. Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân sử dụng các thuốc đặc trị giúp hướng tĩnh mạch, trợ tĩnh mạch. Những loại thuốc này giúp giảm bớt các triệu chứng và làm chậm sự phát triển của bệnh.
Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới
Ngoài ra người bệnh còn được hướng dẫn sử dụng vớ y khoa – vớ ép hay còn có tên gọi là tất tĩnh mạch. Vớ y khoa sẽ có tác dụng bó ép hai chân, giúp máu lưu thông tốt hơn trong các tĩnh mạch và cơ chân. Nếu những biện pháp này không có tác dụng, thì bác sĩ sẽ có quyết định cho bệnh nhân thực hiện phẫu thuật, để điều trị bệnh hiệu quả nhất.
- Điều trị theo Đông y
Ngoài việc điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch theo thuốc Tây, người bệnh cũng có thể kết hợp sử dụng những bài thuốc Đông y để chữa bệnh đơn giản lại cực kỳ hiệu quả.
Trên đây là những kiến thức căn bản và đầy đủ nhất về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân mà mọi người không nên bỏ qua. Hãy thực hiện các biện pháp phòng và điều trị bệnh tích cực nhất, để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân trong gia đình bạn nhé.
Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn