Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 điều trị như thế nào?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 là thể nhẹ nhất của căn bệnh truyền nhiễm này. Thông thường tay chân miệng cấp độ 1 có thể tự khỏi và không để lại biến chứng. Tuy nhiên nếu cha mẹ không điều trị bệnh đúng cách cho trẻ có thể khiến bệnh nặng thêm và phức tạp hơn.

Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng

Các cấp độ của bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp của trẻ em dưới 5 tuổi. Tùy vào từng mức độ lây nhiễm và sức đề kháng của mỗi trẻ mà bệnh tác động với cấp độ khác nhau. Các cấp độ của bệnh tay chân miệng dựa trên triệu chứng của bệnh bao gồm:

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1:

  • Các tổn thương da mức độ nhẹ, chỉ loét miệng ở bề ngoài.

Bệnh tay chân miệng cấp độ 2:

  • Cấp độ 2a: Trẻ giật mình dưới 2 lần trong vòng 30 phút, sốt trên 2 ngày, đôi khi bị sốt nặng trên 39 độ C. Người lừ đừ mệt mỏi, nôn trớ, khó ngủ.
  • Cấp độ 2b:  Bệnh tay chân miệng cấp độ 2b được chia làm 2 nhóm: Nhóm 1: Trẻ có tiền sử giật mình, giật mình trên 2 lần/30 phút, ngủ gà, mạch nhanh, sốt cao trên 39 độ. Nhóm 2: Run chi, ngồi không vững, rung giật nhãn cầu, yếu chi hoặc liệt chi, liệt thần kinh sọ, nuốt sặc, giọng nói thay đổi…

Tay chân miệng cấp độ 3

  • Mạch nhanh > 170 lần/phút, mạch chậm, toàn thân lạnh, vã mồ hôi, HA tăng, thở nhanh hoặc thở khò khè, rút lõm ngực, rối loạn tri giác có thể dẫn đến sốc, phù phổi cấp, tím tái.
Mức ảnh hưởng của bệnh tay chân miệng
Mức ảnh hưởng của bệnh tay chân miệng

Điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1

Nguyên tắc điều trị bệnh

Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh tay chân miệng đặc hiệu, do đó để điều trị bệnh hiệu quả nhất, cha mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Thường xuyên theo dõi sát sao, phát hiện sớm các biến chứng của bệnh ở trẻ để kịp thời điều trị.
  • Cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao thể trạng và tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Có thể chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày dưới dạng thức ăn mềm, lỏng.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Sát trùng đồ dùng, vật dụng, đồ chơi cho trẻ.
  • Thực hiện cách ly trẻ để ngăn ngừa tình trạng lây lan bệnh.
Bệnh tay chân miệng cấp độ 1
Bệnh tay chân miệng cấp độ 1

Điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1

Điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1 cụ thể theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa như sau:

  • Khi trẻ bị sốt, cha mẹ hạ sốt cho trẻ bằng Paracetamol liều 10 mg/kg/lần (uống) mỗi 6 giờ.
  • Dinh dưỡng đầy đủ, không ép trẻ ăn, thay vào đó chia nhỏ bữa ăn để cung cấp năng lượng của trẻ.
  • Vệ sinh răng miệng, tay chân sạch sẽ.
  • Tái khám 1 – 2 ngày trong vòng 7 – 10 ngày đầu của bệnh. Trường hợp trẻ bị sốt phải đi khám mỗi ngày và tái khám đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.
  • Nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất khi xuất hiện các triệu chứng: Sốt cao trên 39 độ C, khó thở, thở nhanh, giật mình, quấy khóc, nôn nhiều, bứt rứt khó ngủ, đi loạng choạng, da nổi vân tím, tay chân lạnh, hôn mê, co giật…

Thông thường, tay chân miệng cấp độ 1 sẽ tự khỏi sau 7 – 10 ngày mà không cần dùng thuốc kháng sinh. Do đó cha mẹ không nên quá lo lắng, hãy bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thật tốt để tăng cường thể trạng cho trẻ chống lại virus gây bệnh và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ – đây chính là những “thuốc đặc trị” bệnh hiệu quả nhất.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới