Bệnh thoái hóa cột sống – Nguyên nhân và cách điều trị
Cột sống đóng vai trò quan trọng là trụ cột duy nhất của cơ thể con. Chúng tập trung các dây thần kinh quan trọng và chịu trách nhiệm về khả năng chuyển động và chuyển động của con người. Tuy nhiên nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh chuyên khoa này.
- Mẹo nhỏ để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
- Bật mí chế độ dinh dưỡng giúp trẻ lâu
- Bệnh viêm khớp và các loại viêm khớp mà bạn cần lưu ý
Bệnh thoái hóa cột sống là gì?
Cột sống của con người dao động từ 33 đến 34 đốt xương, những đốt xương này gắn kết với nhau thông qua một hệ thống dây chằng được hệ thống cơ bảo vệ. Khi con người bắt đầu vào thời kì già hóa hệ thống trên không còn hoạt động trơn tru như ngày trẻ mà sẽ có một vài biểu hiện thoái hóa như đau nhức, viêm khớp, mọc gai…
Có nhiều loại thoái hóa cột sống khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất là thoái hóa cột sống lưng và cổ, hông, ngang ngực…. Đây là một quá trình lão hóa của cột sống, chúng xảy ra đồng thời với sự già đi của cơ thể. Bệnh làm làm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân của bệnh thoái hóa cột sống
Có hai nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống là thoát vị đĩa đệm và hẹp tủy sống. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở những người lao động nặng nhọc, mang vác quá sức không đúng tư thế trong một thời gian dài.
Giữa các đốt sống có một lớp đệm được cấu tạo bằng một lớp mô đệm gồm nước và sụn, phần này giúp cho các khớp ở cột sống hoạt động trơn tru hơn. Khi các mô đệm này bị lệch chèn ép lên các dây thần kinh bao quanh và làm tăng áp lực lên cột sống gây ra bệnh thoái hóa cột sống.
Tình trạng bệnh nhân bị hẹp tủy sống cũng là nguyên nhân thoái hóa cột sống. Khi bị hẹp tủy sống các ống tủy sẽ bị siết chặt hơn gây áp lực lên cột sống, dây thần kinh cũng bị đè nén mạnh khiến bệnh nhân bị đau lưng ê ẩm. Nếu bạn bị hẹp tủy sống thì tình trạng thoái hóa cột sống sẽ cao hơn thoát vị đĩa đệm.
Đây là căn bệnh thường bắt gặp ở những người trung niên hoặc những người có tiền sử lao động nặng nhọc, mang vác quá sức khiến ảnh hưởng đến xương khớp. Người bệnh sẽ có biểu hiện đau nhức ê ẩm khắp cơ thể từ phần vai, cổ, lưng, ngực… nhất là mỗi buổi sáng thức giấc.
Điều trị bệnh thái hóa cột sống như thế nào
Nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh thoái hóa cột sống dẫn đến việc điều trị không khoa học khiến tình càng nặng thêm. Có thể điều trị bệnh bằng cách sử dụng thuốc giảm đau và nghỉ ngơi một vài ngày. Tuy nhiên nếu nghỉ ngơi trong thời gian lâu quá mà không hoạt động gì sẽ dẫn tới việc suy yếu cơ bắp, cột sống sẽ biểu hiện theo hướng tiêu cực hơn.
Bạn cũng có thể tìm đến các bài tập vật lí trị liệu đã được các bác sỹ chuyên khoa xác nhận tốt cho tình trạng của bệnh. Chúng sẽ giúp bạn hỗ trợ cột sống theo hướng tích cực hơn trong cuộc sống hằng ngày.
Nếu tình trạng bệnh thoái hóa cột sống của bạn quá nặng hai phương pháp điều trị trên không phù hợp thì cần đến bệnh viện và tiêm steroid vào màng cứng của xương. Cách điều trị này sẽ giúp hạn chế tình trạng sưng phồng đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh và giảm cảm giác đau nhức.
Trang Phạm – ytevietnam.edu.vn