Bệnh tiêu chảy – Nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhiều người
Bệnh tiêu chảy là tình trạng người bệnh đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, với các triệu chứng kèm theo như sốt, nôn, mất nước dẫn đến rối loạn điện giải, nếu như không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong cực kỳ nguy hiểm. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả căn bệnh này như thế nào? Hãy cùng theo dõi qua những thông tin hữu ích dưới đây nhé.
- Bệnh viêm mũi và dấu hiệu nhận biết viêm mũi ở trẻ
- Đề phòng nguy cơ bùng bệnh xuất huyết tại Hà Nội
- Điểm mặt 10 căn bệnh trẻ dễ mắc phải vào mùa đông
Bệnh tiêu chảy nguy hiểm
Bệnh tiêu chảy là gì?
Bệnh tiêu chảy hiểu theo cách đơn giản nhất là tình trạng người bệnh đi phân lỏng thường xuyên và đi nhiều hơn 3 lần trong một ngày. Bệnh tiêu chảy nếu chỉ kéo dài trong một hoặc hai ngày thì thường không nghiêm trọng, nhưng nếu bệnh kéo dài hơn có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
Tiêu chảy là căn bệnh có thể xảy ra với mọi người ở mọi lứa tuổi. Một người trưởng thành trung bình có thể bị tiêu chảy cấp 3-5 lần một năm.Trẻ em dưới 5 tuổi thì thường bị tiêu chảy 1- 3 lần mỗi năm.
Nguyên nhân bệnh tiêu chảy cấp
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy. Nhưng nguyên nhân đầu tiên được nhắc tới là do viêm ruột nhiễm khuẩn, trong đo đường lây truyền chính là đường tiêu hóa.
- Có đến 80% các trường hợp người bệnh bị tiêu chảy là do nhiễm virut, vi khuẩn gây bệnh. Nguy hiểm nhất là bênh tiêu chảy có nguyên nhân do nhiễm khuẩn tả gây nên.
- Bệnh tiêu chảy lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, môi trường, nguồn nước, ôi nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cực nguy hiểm.
- Ngoài ra trong một trường hợp người bệnh dùng thuốc nhuận tràng, hoặc các bệnh lý toàn thân như: cường giáp, đái tháo đường… cũng khiến người bệnh dễ bị bệnh tiêu chảy nhiều hơn người bình thường.
Phòng bệnh tiêu chảy
Triệu chứng của bệnh tiêu chảy
- Người bệnh tiêu chảy thường có triệu chứng bị sôi bụng, đầy bụng, tiêu chảy liên tục, phân lỏng, sau khi đi nhiều lần thì phân nhiều nước.Theo các bác sĩ cho biết, nếu như trong trường hợp người bệnh bị bệnh tả, thì phân sẽ ra nước đục như nước vo gạo.
- Kèm với đi ngoài phân lỏng, người bệnh buồn nôn, nôn khan… dẫn đến người mệt lả, hạ huyết áp, chân tay lạnh, cảm… Trong nhiều trường hợp người bệnh, đặc biệt là phụ nữ có thai còn bị chuột rút.
Cách điều trị bệnh tiêu chảy hiệu quả
- Điều trị theo Tây y
Bệnh tiêu chảy sẽ không có gì nguy hiểm nếu được phòng và điều trị bệnh kịp thời. Nếu như bệnh nhẹ, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, tăng cường uống nhiều nước, bổ sung hoa quả và một chế độ ăn uống hợp lý, bệnh sẽ thuyên giảm.
Nhưng khi bệnh ở giai đoạn nặng, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được khám, tư vấn và có hướng điều trị bệnh sớm và hiệu quả nhất. Hiện nay vẫn có những thuốc đặc trị bệnh tiêu chảy như: Imodium AD, Pepto-Bismol và Kaopectate.
- Điều trị theo Đông y
Việc điều trị bệnh bằng thuốc Tây dưới sự hướng dẫn của bác sĩ là điều cần thiết, tuy nhiên người bệnh có thể kết hợp sử dụng những bài thuốc Đông Y để đạt kết quả chữa bệnh tốt nhất. Những bài thuốc Đông y an toàn, hiệu quả mà lại có thể điều trị bệnh tận gốc cực hữu hiệu.
Lá mơ chữa bệnh tiêu chảy
Hoặc bạn cũng có thể sử dụng những bài thuốc dân gian, từ các loại thảo dược tự nhiên như: lá ổi, rau sam, lá nhót… vừa dễ kiếm,mà hiệu quả chữa bệnh cũng không thua kém thuốc Tây, lại không lo biến chứng cho sức khỏe người bệnh.
Trên đây là những kiến thức căn bản nhất về bệnh tiêu chảy mà bạn không nên bỏ qua, để có thể phòng và điều trị bệnh hiệu quả nhất. Trong đó việc bạn thực hiện một chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học kết hợp với việc tập luyện thể thao nâng cao sức khỏe, là một trong những cách phòng và ‘đẩy lùi” bệnh đơn giản lại hiệu quả nhất.
Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn