Bệnh trĩ ở trẻ em, các bậc cha mẹ không nên coi thường ?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nhiều người lầm tưởng rằng trẻ em không phải là nạn nhân của bệnh trĩ, nhưng sự thật thì không phải như vậy, trong những năm gần đây tỉ lệ trẻ em mắc bệnh trĩ ngày càng tăng cao. Việc ngồi bô quá lâu, táo bón kéo dài,…chính là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở trẻ.

Bệnh trĩ ở trẻ em

Bệnh trĩ là gì?

Trĩ là bệnh lý phổ biến xảy ra ở vùng hậu môn, trực tràng hay còn được gọi với tên khác là bệnh lòi dom. Bệnh trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị phì đại quá mức tạo thành các búi trí gây đau đớn, khó chịu và cộm vướng cho người mắc bệnh.

Vì sao trẻ em lại dễ mắc bệnh trĩ?

Trẻ em dễ mắc các bệnh trĩ chủ yếu là do chế độ ăn uống chưa phù hợp và việc vệ sinh cá nhân còn kém. Ở giai đoạn phát triển, phần cơ hậu môn của trẻ tương đối yếu vì vậy nếu cha mẹ để cho trẻ ngồi bô quá lâu sẽ gây áp lực trong bụng, trực trạng chịu áp lực ép xuống do vậy mà gây ra hiện tượng bị lòi ra ngoài khoang ruột.

Ngồi bô quá lâu là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở trẻ

Ngồi bô quá lâu là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở trẻ

Ngoài ra, sau khi đi vệ sinh hậu môn của trẻ không tự động co lại được nhiều nên trực tràng dễ bị rơi xuống khó co lại và dẫn đến mắc trĩ. Thường ở trẻ dễ mắc bệnh trĩ  nội hơn trĩ ngoại, ở mức độ nhẹ thì trực tràng của trẻ có thể co trở lại, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra nhiều lần thì sẽ dẫn đến hiện tượng chảy máu.

Táo bón cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở trẻ. Khi trẻ bị táo bón, thì việc cố gắng đẩy phân cứng ra ngoài sẽ gây áp lực cho các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn.

Biểu hiện bệnh trĩ ở trẻ

  • Đau rát và ngứa hậu môn.
  • Sứng tấy hậu môn sau khi trẻ đi đại tiện
  • Đi ngoài ra máu và có thể thành từng tia.
  • Mắc chứng táo bón.

Cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em

Để điều trị bệnh trĩ ở trẻ hiệu quả cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp và cách điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên khi cha mẹ thấy trẻ có những triệu chứng đi ngoài ra máu, xuất hiện khối sa trĩ thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.

Ở nhà, cha mẹ cũng có thể áp dụng những cách sau để hạn chế và phòng tránh bệnh trĩ.

  • Thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ, tránh để trẻ ăn được một loạt thức ăn, thường xuyên bổ sung cho trẻ các loại rau củ quả có nhiều chất xơ, các thức ăn giúp nhuận tràng để hạn chế trẻ bị táo bón.

Bổ sung nhiều rau cho trẻ

Cần bổ sung nhiều thực phẩm sinh dưỡng, rau xanh có chất xơ cho trẻ

  • Cho trẻ đi vệ sịnh đúng giờ và đi 1 ngày/ 1 lần.
  • Giữ gìn vệ sịnh hậu môn sạch sẽ nên rửa bằng nước ấm cho trẻ sau khi đi đại tiện hoặc sử dụng các thuốc xông hơi từ cây kinh giới để giúp trẻ cải thiện tình trạng tuần hoàn máu.

Nếu như việc phòng tránh không đạt hiệu quả, thì cha mẹ có thể xem xét đến các phương pháp ngoại khoa để điều trị bệnh trĩ hiệu quả ở trẻ. Tuy nhiên, nếu sử dụng các phương pháp ngoại khoa phẫu thuật thì cha mẹ nên lựa chọn cho trẻ phương pháp điều trị hiệu quả để giảm hạn chế những tổn thương, cơn đau và ảnh hưởng đến chức năng hậu môn ở trẻ.

Nguyễn Hiền : Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới