Bệnh về mắt ở trẻ em, các mẹ nên biết
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn và với trẻ thì việc bảo vệ mắt lại rất cần thiết, bởi những bệnh lý về mắt có thể khiến trẻ bị ảnh hưởng lâu dài đến thị lực ở các giai đoạn sạu. Dưới đây là các bệnh về mắt ở trẻ em thường mắc phải.
- Biến chứng của bệnh võng mạc ở trẻ sinh non
- Các giai đoạn phát triển của bệnh võng mạc ở trẻ sinh non
- Mẹ nên cẩn trọng về bệnh võng mạc ở trẻ sinh non
Bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là bệnh về mắt ở trẻ em. Bệnh lý này thường là do nhiễm vi khuẩn hoặc do dị ứng và bé quá mẫn cảm, mặc dù bệnh này có thể gây kích thích mắt nhưng không ảnh hưởng nhiều đến thị lực của trẻ.
Bệnh đau mắt đỏ thường liên quan đến những chứng bệnh về tai, viêm xoang, hay viêm họng.
Bệnh đồng tử trắng
Bệnh đồng tử trắng là bệnh về mắt nguy hiểm ở trẻ nhỏ, do bệnh này không rõ triệu chứng cũng như diễn tiến của bệnh, nên hầu hết các mẹ chỉ phát hiện tình trạng của bé trong những lúc đi khám bệnh tình cờ. Song nếu mẹ thường xuyên theo dõi bé thì sẽ phát hiện đồng tử của bé có màu trắng thay vì màu đen và nâu thì mẹ nên cho bé đi khám ngay.
Bệnh đồng tử trắng có thể do bé bị đục thủy tinh thể bẩm sinh hoặc do sự tác động của các căn bệnh khác.
Bệnh đục thủy tinh thể ở trẻ nhỏ
Đục thủy tinh thể là bệnh lý vè mắt thường gặp ở người già, tuy nhiên, đôi khi trẻ có thể cũng bị đục thủy tinh thể, khiến mắt trẻ có thể bị mờ không nhìn thấy gì. Bệnh đục thủy tinh thể ở trẻ thường gây ra ở trẻ dưới 8 tuổi gây cản trở lớn cho sự phát triển thị giác của trẻ.
Bệnh đục thủy tinh thể ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân gây nên và có thể do di truyền, hoặc có thể do nhiễm độc trong thời kỳ thai nghén của mẹ. Quá trình nhiễm khuẩn của mẹ do các bệnh virus như cúm, quai bị, herpes. Chính điều này đã gây nên những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé trong quá trình sinh nở và sau sinh nở.
Trẻ bị mù do thiếu vitamin A
Vitamin A đóng vai trò thiết yếu trong việc phát triển thị lực của mát, tuy nhiên việc thiếu Vitamin A có thể gây nên những bệnh về mắt ở trẻ em như: Quáng gà, khô mắt, nhuyễn biểu mô kết mạc, gây mù lòa. Đây là một trong những bệnh rất nguy hiểm mà các mẹ cần nhận biết để có phương pháp điều trị sớm.
Tác động của các bệnh lý khác đến thị lực của trẻ
Trẻ có thể bị mù ở độ tuổi nhỏ do tác động của một số bệnh lý sau: Glocom bẩm sinh hay còn gọi là bệnh cườm nước, bệnh võng mạc ở trẻ sinh non, bệnh bướu nguyên bào võng mạc, đục thủy tinh thể bẩm sinh. Nếu bé bị những căn bệnh trên thì các mẹ cần đưa bé đi khám ngay Bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh để các bệnh về mắt ở trẻ em có thể khiến trẻ bị mù vĩnh viễn.
Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non
Bệnh này thường xảy ra ở những trẻ sinh non, thiếu tháng và ít cân. Bệnh này có những biến chứng tức thời và biến chứng muộn nên các mẹ cần có chế độ theo dõi và thăm khám thường xuyên thị lực cho bé cho đến khi 18 tuổi.
Bệnh giãn mạch võng mạc
Bệnh lý giãn võng mạc thường xảy ra ở trẻ em nam và dưới 10 tuổi, bệnh này có thể khiến bé bị đồng tử trắng và mắt lé. Bệnh giãn mạch võng mạc còn có thể tiến triển thành bong võng mạc, đục thủy tinh thể hoặc viêm màng bồ đào, ảnh hưởng rất lớn đến thị lực của trẻ.
Bệnh ung thư võng mạc
Trong những bệnh về mắt ở trẻ em thì bệnh ung thư võng mạc lại khá phổ biến, thường xảy ra ở những trẻ trước 6 tuổi. Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như mù lòa, hình thành khối u trong mắt và di căn lên não làm tổn thương thần kinh và gây tử vong nhanh chóng.
Nhiễm ký sinh trùng của loài chó
Bệnh về mắt ở trẻ em không chỉ đến từ những nguyên nhân bẩm sinh hoặc do di truyền và tác động của các bệnh lý khác, trẻ em còn có thể mắc các bệnh về mắt do nhiễm ký sinh trùng của chó. Để hạn chế căn bệnh này, tốt nhất nhà bạn không nên nuôi chó và bố mẹ nên quan tâm tới sức khỏe của con để tránh nhiễm trùng hoặc sán.
Lẹo mắt ở trẻ
Lẹo mắt rất thường gặp ở trẻ, thường là do tuyến sụn mi bị ứ đọng bã nhờn gây ra.
Bệnh này rất hay tái phát và cũng phát triển rất nhanh. Bạn có thể điều trị theo chỉ định của Bác sĩ nhưng cũng có thể giảm bớt triệu chứng cho bé bằng cách chườm khăn ấm 5 lần/ ngày.
Ba tật khúc xạ của mắt
Một trong những bệnh về mắt ở trẻ em mà nhiều người không ngờ tới, đó là bệnh cận thị. Bệnh này có thể do di truyền hoặc do mắc phải. Bệnh này có thể gây nên nhiều biến chứng từ nhỏ cho đến trưởng thành ở trẻ em.
Bé còn có thể bị cận thị, viễn thị và loạn thị ở mắt, khiến bé không nhìn được xa hoặc nhìn xa không rõ. Bạn cần đưa bé đi gặp bác sĩ khi thấy bé đọc sách không được, và nhìn không rõ.
Lác mắt ở trẻ
Lác mắt ở trẻ liên quan đến tình trạng bệnh lý, nhưng nhiều bố mẹ lại nghĩ rằng đây là một triệu chứng bình thường chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ ở trẻ. Tuy nhiên, lác mắt có thể khiến trẻ bị thoái hóa giác mạc và rất khó phục hồi.
Bệnh nhược thị ở trẻ
Biểu hiện rõ rệt của bệnh này là bạn cảm thấy mắt bé bị lé, tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị thì bé có thể bị suy giảm thị lực ngay từ khi còn rất nhỏ.
Nhược thị ở trẻ có thể là nhược thị chức năng hoặc nhược thị thực thể.
Với những bệnh về mắt ở trẻ em, bố mẹ nên thường xuyên theo dõi những biến chuyển của bé để hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến thị giác của trẻ hoặc nguy hiểm hơn là khiến trẻ bị mù lòa vĩnh viễn.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn