Bệnh viêm mũi dị ứng do nghề nghiệp và những điều nên biết
Với môi trường nhiệt đới khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển gây ra nhiều căn bệnh trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên bên cạnh đó, yếu tố nghề nghiệp cũng là một trong những tác nhân gây bệnh vô cùng phổ biến.
- Bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm ảnh hưởng thế nào tới thai nhi?
- Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ các mẹ nên biết
- Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng cần lưu ý những vấn đề gì?
Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng do nghề nghiệp
Bệnh viêm mũi dị ứng do nghề nghiệp thường khó điều trị một cách dứt điểm do người bệnh phải thường xuyên tiếp xúc và làm việc trong môi trường gây bệnh. Tuy nhiên việc hiểu rõ những nguyên nhân cũng sẽ giúp bạn hạn chế đi phần nào sự phát triển bệnh đối với cơ thể của mình. Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng do nghề nghiệp:
- Đối với công nhân lao động, xây dựng tại những công trình là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh viêm mũi dị ứng và có nguy cơ xuất hiện nhiều bệnh lý học như bệnh viêm xoang, viêm phổi, bệnh viêm phế quản hay hen suyễn khiến cho việc điều trị bệnh càng trở nên khó khăn hơn.
- Đối với dân văn phòng, việc thường xuyên phải làm việc trong môi trường máy lạnh khiến hệ hô hấp thường xuyên bị ảnh hưởng, tiềm ẩn những nguy cơ gây nên bệnh viêm mũi dị ứng. Bên cạnh đó làm việc trong môi trường điều hòa thường không có hệ thống thông gió, gây ngột ngạt sẽ khiến cho không khí phòng làm việc không được thông thoáng là nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng do nghề nghiệp.
- Thường xuyên phải tiếp xúc với những chất dị nguyên như khói thuốc lá, hóa chất tẩy rửa phòng như lau nhà, thảm, thuốc diệt côn trùng…là nguyên nhân gây nên bệnh viêm mũi dị ứng.
- Đối với những công nhân làm trong môi trường lao động cũng thường xuyên phải tiếp xúc với những chất độc hại như hóa chất, môi trường ô nhiễm như xưởng sản xuất không đảm bảo vệ sinh, ẩm thấp là môi trường thuận lợi cho việc phát triển những loại nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh.
- Những người làm trong những phòng thí nghiệm hóa học cũng dễ mắc bệnh viêm mũi dị ứng do thường xuyên phải tiếp xúc với những chất hóa học, nghiên cứu sẽ gây tổn thương đến niêm mạc mũi, nguy cơ cao gây bệnh viêm mũi bị ứng bội nhiễm do nghề nghiệp.
Cách điều trị và phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng do nghề nghiệp
Để phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng do nghề nghiệp một cách hiệu quả mọi người nên chủ động tránh xa những chất dị nguyên gây bệnh đối với cơ thể. Bên cạnh đó sử dụng những trang phục, đồ bảo hộ giúp ngăn chặn việc tiếp xúc của cơ thể đối với những chất dị nguyên.
Cần vệ sinh sạch sẽ nơi ở và làm việc, để không khí thoáng mát là một trong những cách phòng tránh bệnh một cách hiệu quả nhất. Người làm việc trong môi trường văn phòng cần có những biện pháp khắc phục như thay đổi nhiệt độ điều hòa thích hợp, sử dụng cửa thông gió, tránh xa khói thuốc lá…
Khi phát hiện những triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng như hắt hơi, ngạt mũi, khó thở cần nhanh chóng đến bác sĩ chuyên khoa để điều trị một cách cụ thể. Không nên để bệnh quá nặng thì sẽ gây khó khăn trong việc điều trị dứt điểm và người bệnh chấp nhận sống chung với bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính.
Bên cạnh đó cần phải tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, tránh trường hợp thấy bệnh giảm tự ý dừng thuốc hay thay đổi thuốc khi chưa có sự thăm khám kỹ càng.
Đa số mọi người thường hay chủ quan và không nghĩ đến yếu tố công việc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mình như thế nào. Tuy nhiên cũng rất khó để thay đổi một công việc mà ta vẫn hay làm hàng ngày nên vì vậy bạn nên chủ động bảo vệ sức khỏe của mình để phòng tránh bệnh một cách hiệu quả nhất.
Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn