Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không?
Viêm phế quản là bệnh phổ biến ở nước ta, thông thường, bệnh sẽ tự khỏi sau 1 – 2 tuần điều trị, tuy nhiên có những trường hợp bệnh gây ra biến chứng nghiêm trọng và tái phát nhiều lần. Để biết được bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không, bạn có thể tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
- Cảnh giác với các dịch bệnh dễ bùng phát khi thời tiết nồm ẩm
- Cách đọc kết quả xét nghiệm máu chuẩn như bác sĩ
- Sản phụ tử vong đa phần là do “Tắc Mạch Ối”
Bệnh viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc phế quản bị viêm nhiễm gây ra các tổn thương cho phế quản. Đối tượng chính thường bị ảnh hưởng bởi bệnh là trẻ nhỏ, người già, người hút thuốc lá, người có thể trạng và sức đề kháng yếu… Thông thường bệnh sẽ khỏi hoàn toàn sau 1 – 2 tuần điều trị, nhưng cũng có những trường hợp bệnh trở thành mối đe dọa với sức khỏe con người nếu biến chứng thành các chứng bệnh như bệnh viêm phổi, viêm phế quản bội nhiễm…
Theo thống kê, có khoảng 5% người bị viêm phế quản phát triển thành tình trạng nhiễm trùng thứ phát ở phổi sau đó chuyển biến thành viêm phổi – bệnh đặc biệt nguy hiểm với người cao tuổi và trẻ nhỏ.
Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không?
Với những cơ địa khỏe mạnh, bệnh chuyên khoa viêm phế quản có thể chỉ là bệnh theo mùa không đáng quan ngại, tuy nhiên trong một số trường hợp, viêm phế quản chính là tác nhân chính dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người.
Viêm phổi là biến chứng nguy hiểm nhất trả lời cho câu hỏi “bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không?”, từ viêm phổi, bệnh nhân phải đối mặt với những tình trạng xấu như tràn khí màng phổi, áp xe phổi, suy hô hấp..và dẫn đến tử vong. Khi phát hiện những triệu chứng bệnh viêm phế quản thông thường có biểu hiện nặng như sốt cao, khò khè khó thở, đau ngực, đau cơ… cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị đề phòng viêm phổi kịp thời.
Ngoài viêm phổi, tình trạng viêm phế quản tái phát nhiều lần còn là nguyên nhân khiến phế quản trở nên nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh (khói thuốc, khói bụi, ô nhiễm…) trở thành dạng mãn tính, rối loạn ở phổi hoặc hen phế quản đòi hỏi quá trình điều trị bệnh kéo dài, tái phát dai dẳng nhiều lần khiến người bệnh mệt mỏi, suy kiệt.
Những đối tượng chính của viêm phế quản
Những đối tượng tác động chính của bệnh viêm phế quản tấn công cũng như chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bệnh bao gồm:
- Người cao tuổi hệ miễn dịch suy giảm.
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có sức đề kháng còn non yếu.
- Người thường xuyên hút thuốc lá khiến đường hô hấp bị nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch khiến bệnh tái phát nhiều lần.
- Người có hệ miễn dịch kém, dễ bị xâm nhập với các tác nhân gây bệnh.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi “bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không?”. Mỗi người cần chủ động bảo vệ sức khỏe của mình trước khi bị virus gây bệnh tấn công vào cơ thể . Giữ môi trường sống sạch sẽ, tránh khói bụi và hóa chất độc hại, thường xuyên tập thể dục, nói không với thuốc lá….là cách để bạn bảo vệ mình trước viêm phế quản cũng như nhiều căn bệnh hô hấp nguy hiểm khác.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn