Bị bỏng bôi thuốc gì? Thuốc chữa bỏng tốt nhất hiện nay

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (4 đánh giá, trung bình: 4,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bỏng là tai nạn rất dễ xảy ra. Do đó thuốc điều trị bỏng thực sự là loại thuốc không thể thiếu trong tủ thuốc mỗi gia đình. Bị bỏng bôi thuốc gì và thuốc chữa bỏng nào tốt nhất hiện nay để việc điều trị vết thương hiệu quả sẽ được gợi ý trong bài viết sau.

Bị bỏng nên bôi thuốc gì
Bị bỏng nên bôi thuốc gì

Bỏng là gì?

Bỏng là những tai nạn với nhiệt độ cao do những tai nạn hoặc sơ ý trong sinh hoạt. Có nhiều mức độ bỏng, tác hại của bỏng gây ra cũng tùy từng mức độ mà ảnh hưởng sức khỏe con người khác nhau, nhẹ thì để lại sẹo, bỏng nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không có thuốc điều trị bỏng kịp thời.

Các nguyên nhân gây bỏng chính bao gồm: Bỏng nhiệt, bỏng điện, bỏng hóa chất, bỏng bức xạ hoặc cọ xát.

Tùy vào mức độ tổn thương và độ sâu vào mô da mà bỏng được chia làm 3 loại.

  • Bỏng độ 1: Các tổn thương ở lớp biểu bì với biểu hiện đỏ da, đau rát, có thể khỏi nhanh và không để lại sẹo nếu có thuốc bôi bỏng hiệu quả.
  • Bỏng độ 2: Các tổn thương ở lớp bì của da. Xuất hiện các mụn nước phồng rộp trên da kèm với hiện tượng đau rát, sưng đỏ.
  • Bỏng độ 3: Thương tổn vào chiều sâu của da, lan rộng ra các mô dưới da khiến da chuyển màu xám hoặc trắng, đen. Khi chạm vào vết thương không còn thấy do do nạn nhân đã hoàn toàn mất cảm giác. Bỏng độ 3 nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong.
Cách sử dụng thuốc trị bỏng hiệu quả
Cách sử dụng thuốc trị bỏng hiệu quả

Bị bỏng bôi thuốc gì?

Hiện nay tại các nhà thuốc GPP có rất nhiều loại thuốc điều trị bỏng tùy theo từng mức độ. Tuy nhiên để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất là hạn chế nguy cơ để lại sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này. Người bệnh bỏng  và người thân cần lưu ý tùy vào mức độ bỏng của mình mà lựa chọn những loại thuốc điều trị bỏng da như sau:

  • Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau là loại thuốc điều trị bỏng nhẹ có thể dùng trong trường hợp các thương tổn do bỏng không quá nghiêm trọng. Một số loại thuốc giảm đau phổ biến như: paracetamol, thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) diclophenac, ibuprofen.

Với trường hợp bỏng nặng có thể dùng các loại thuốc giảm đau opioid như: codein, tramadol…

  • Thuốc sát trùng ngoài da

Thuốc sát trùng ngoài da rất cần thiết với người bị bỏng để tránh nhiễm trùng. Các dung dịch sát trùng được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng bao gồm: oxy già, cetrimide, chlor hexidine, povidone-iodine.

  • Thuốc kháng sinh

Bôi thuốc gì khi bị bỏng để ngăn ngừa các biến chứng và mau lành vết thương hiệu quả nhất là nỗi băn khoăn của người bệnh. Dưới đây là những loại thuốc kháng sinh điều trị bỏng tùy vào từng vị trí tác dụng:

Tác dụng toàn thân: Kháng sinh tác dụng toàn thân được đưa vào cơ thể dưới hình thức uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Các nhóm thuốc điều trị bỏng chính bao gồm: nhóm beta – lactamin, nhóm aminoglycosid, và nhóm quinolon.

Tác dụng tại chỗ: Các loại thuốc kháng sinh dùng để bôi trực tiếp lên vùng da bị thương tổn do bỏng dưới dạng kem, thuốc mỡ. Các loại thuốc kháng sinh tác dụng tại chỗ là những thuốc có chứa các thành phần neomycin, sulfadiazine bạc và polymycin.

Có thể sử dụng dược liệu tự nhiên điều trị bỏng hiệu quả
Có thể sử dụng dược liệu tự nhiên điều trị bỏng hiệu quả

Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi bỏng

Thuốc điều trị bỏng có thể gây ra một số tác dụng phụ khác nhau, dựa vào sự thích ứng của cơ thể mà tác dụng phụ đó dừng ở mức độ nhẹ (dị ứng da, tiêu chảy, buồn nôn) hoặc thậm chí ở mức độ nghiêm trọng (gây sốc phản vệ, có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời).

Không nên sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, dù là điều trị bệnh gì đi nữa. Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bởi việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây rối loạn cân bằng tạp khuẩn tại đường ruột, nấm candida ở ruột, da, miệng…

Nên sử dụng một số dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch có tác dụng bù muối cho cơ thể như lactat ringer để ngăn chặn các biến chứng do bỏng có thể xảy ra.

Trong trường hợp bỏng nặng (bỏng độ 3), trước khi tiến hành phẫu thuật ghép da, bệnh nhân cần được tiêm phòng ngừa uốn ván.

Ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc điều trị bỏng dạng kem, thuốc mỡ có nguồn gốc tự nhiên như nghệ, nha đam, rau má, mù u…để điều trị bỏng hiệu quả.

Bôi gì khi bị bỏng và loại thuốc chữa bỏng tốt nhất chỉ thực sự phát huy được hiệu quả khi bệnh nhân được sơ cứu kịp thời và thực hiện việc điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Do đó bệnh nhân bỏng và người thân cần hết sức chú trọng việc điều trị để ngăn ngừa các biến chứng của bỏng, cũng như nguy cơ để lại sẹo ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ sau này.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới