Biện pháp phòng chống ngộ độc hải sản hiệu quả
Ngộ độc thủy hải sản rất phổ biến, đối với những trường hợp ngộ độc hải sản nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không được khám và điều trị kịp thời.
- Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị trẻ nhỏ bị viêm phổi
- Những lưu ý sống còn cho chị em khi đi hút mỡ bụng
- Các biến chứng của vàng da sơ sinh và cách phòng tránh
Biện pháp phòng chống ngộ độc hải sản hiệu quả
Phân loại ngộ độc hải sản
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, thủy sản bao gồm tất cả các sinh vật sống ở dưới nước có thể làm thực phẩm như tôm, cá, ốc, mực…3 loại ngộ độc chính của thủy hải sản bao gồm: ngộ độc ciguatera, ngộ độc scombroid, động vật có vỏ ngộ độc.
- Ngộ độc scombroid
Ngộ độc scombroid hay còn gọi là ngộ độc histamin do ăn phải những loài cá có họ scrombridae như cá ngừ, cá thu, cá trích,…những loại cá này khi không còn tươi ngon sẽ gây biến chất tạo ra hàm lượng histamin rất cao gây ngộ độc. Thường xảy ra với số lượng lớn người cùng ăn một loại thủy hải sản đó.
Ngộ độc scombroid có biểu hiện nổi mề đay, ngứa nên dễ nhầm với dị ứng thực phẩm, cụ thể là thủy hải sản. Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân Ngộ độc scombroid thường có biểu hiện tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng… Chất độc scombroid có thể không bị tiêu diệt dưới nhiệt độ khi nấu chín thức ăn. Nếu nghi ngờ cá nhiễm độc nên bỏ đi.
- Động vật có vỏ gây ngộ độc
Nguyên nhân là do các loài động vật có vỏ dưới biển ăn các loại tảo có độc từ đó gây ngộ độc cho người, nặng nhất có thể dẫn tới nhiễm độc thần kinh. Các loài động vật thân mềm có mai, vỏ như ngao, sò, trai, cua, ghẹ … cũng có khả năng gây độc nếu bản thân hải sản đó nhiễm ký sinh trùng, nang trùng mà không được nấu chín kỹ dễ gây nhiễm độc.
- Ngộ độc ciguatera
Ciguatera là dạng ngộ độc thực phẩm do ăn phải loài cá sống ở những rạn san hô chứa độc tố tự nhiên, thường ở các vùng biển nhiệt đới, ấm nóng, ngộ độc ciguatera là dạng ngộ độc hải sản phổ biến nhất. Chất độc được tích tụ trong gan, ruột, đầu hay trứng cá,… Độc tố ciguatera đặc biệt nguy hiểm vì nó không bị phân hủy dưới nhiệt độ cao, trong quá trình nấu nướng.
Hải sản cần được nấu chín kỹ trước khi sử dụng
Triệu chứng của ngộ độc hải sản
Một số triệu chứng khi bị ngộ độc hải sản mà các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp, cụ thể như sau:
Ngộ độc hải sản thường bắt đầu từ 1 đến 24 giờ sau khi ăn một con cá nhiễm độc như:
- Ngứa ran, tê ở ngón tay, ngón chân, xung quanh môi, lưỡi, miệng và cổ họng.
- Có cảm giác rát hoặc đau khi tiếp xúc với nước lạnh
- Đau khớp và cơ bắp, cảm thấy yếu.
- Buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc đau bụng.
- Nhức đầu, mệt mỏi, ngất xỉu
- Ngứa nhiều, thường tình trạng xấu hơn do uống rượu
- Khó thở trong trường hợp nặng.
- Nói không mạch lạc
- Mất trí nhớ là một vấn đề nghiêm trọng, dấu hiệu này có thể làm người bệnh dẫn đến tử vong hoặc hôn mê. Vì khi có biểu hiện lẫn lộn là chất độc đã ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Biện pháp phòng chống ngộ độc hải sản hiệu quả
Theo những tin tức y tế mới nhất, ngộ độc hải sản thường ít được loại bỏ bằng cách nấu ăn hoặc làm đông lạnh chính vì vậy việc chủ động áp dụng một số biện pháp dưới đây là điều vô cùng quan trọng và cần thiết:
- Không nên ăn các loại hải sản sống ở vùng nước bị nghi ô nhiễm.
- Không ăn đầu, trứng, gan cá sống ở vùng biển nước ấm vì chất độc ciguatera thường tập trung ở những bộ phận này.
- Cách tốt nhất để duy trì hàm lượng histamin trong cá thấp nhất là để nó trong tủ lạnh (dưới 5 ° C); khi cá bị ươn, hoặc để ngoài trời nóng quá lâu sau khi đánh bắt sẽ làm tăng hàm lượng histamin trong cá rất có hại cho sức khỏe.
- Ăn các đồ hải sản có nguồn gốc, nấu chín.
- Khi có những dấu hiệu nghi ngờ bị ngộ độc cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn đọc đã hiểu hơn về dị ứng hải sản cũng như những biện pháp phòng chống dị ứng hải sản.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn