Bỏ điểm sàn, tăng cơ hội vào đại học có nâng được chất lượng đào tạo?
Với những quy định dự thảo mới thì Bộ sẽ bỏ điểm sàn, tăng nguyện vọng để tăng cơ hội cho các thí sinh vào đại học. Liệu có phải là bài toán giải quyết được vấn đề chất lượng hoặc thất nghiệp?
- Bỏ điểm sàn Đại học chất lượng đào tạo Bác sĩ sẽ ra sao?
- Trường Cao đẳng “sốc” với dự thảo bỏ điểm sàn Đại học năm 2017?
- Năm 2017, Bộ Giáo dục sẽ “thả cửa” vào đại học
Bỏ điểm sàn đại học để tăng cơ hội vào đại học
Nếu như dự thảo được phê duyệt chính thức và thực hiện thì năm tới tức màu tuyển sinh Đại học – Cao đẳng năm 2017. Bộ giáo dục và đào tạo sẽ tiến hành bỏ hẳn ngưỡng điểm sàn để xét tuyển vào đại học. Đây là mức điểm tối thiểu để các trường nhận thí sinh vào theo học các chuyên ngành của trường. Mức điểm sàn này được áp dụng bắt đầu từ mùa tuyển sinh đại học năm 2004 và được thực hiện hơn chục năm nay.
Năm nay với những cải cách mạnh mẽ trong giáo dục rất có thể rào cản này sẽ bị phá bỏ để tăng cơ hội cho thí sinh có thể tiếp cận với môi trường Đại học. Theo như lý giải của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga: “Ngưỡng chất lượng đầu (điểm sàn) được coi điều kiện cần đối với thí sinh khi bước vào trường ĐH. Thế nhưng, để được xét tuyển vào một trường nào đó ngoài mức điểm sàn, thí sinh cũng phải đáp ứng những điều kiện khác do nhà trường quy định”
Có nghĩa là điểm sàn đại học sẽ không còn phù hợp trong trường hợp các trường Đại học tự chủ về tuyển sinh và tự chủ về đào tạo. Khi đó thì Bộ chỉ cần giám sát chỉ tiêu còn để các trường tự chủ trong công tác tuyển sinh. Đại cũng là một khâu trong phương pháp tự chủ mà Bộ hướng đến.
Việc Bộ GD&ĐT bỏ quy định về ngưỡng điểm sàn năm 2017 được nhiều chuyên gia đánh giá là tín hiệu tốt để các trường có thể tuyển được thí sinh. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện quyền dân chủ cho các trường cũng như cho thí sinh khi vào ĐH.
Bỏ điểm sàn tăng cơ hội vào đại học có tăng được chất lượng đào tạo
Việc để bỏ điểm sàn được các trường ủng hộ vì như thế các trường sẽ rất thuận lợi để “lách luật” để tuyển sinh nhất là đối với các trường Đại học top dưới. Các trường được coi là nghi ngờ về đào tạo chất lượng. Thực tế cho thấy Báo cáo của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo tại Kỳ họp thứ 2 khóa XIV. Bộ cũng khẳng định các trường Đại học top trên như 2 Đại học quốc gia thì tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn rất nhiều.
Do đó những trường được cho là có lợi nhất vẫn là các trường ở top dưới, đây có thể là cơ hội để các trường top trên hạ điểm đầu vào với các chuyên ngành xét tuyển để cạnh tranh với cá trường top dưới. Tuy nhiên thiệt nhất vẫn là các trường Cao đẳng vì nếu như rộng cửa Đại học thì không tội gì học sinh theo học Cao đẳng mà vấn nạn này không khéo lại lặp lại theo vết xe đổ của vài năm gần đây khi cho mở rất nhiều các trường Đại học một cách ồ at.
Phương án đặt ra lúc này đối với Bộ giáo dục và đào tạo là làm sao kiểm tra được chất lượng đào tạo cũng như chuẩn đầu ra để khắc phục tình trạng thất nghiệp chạm mốc 200.000 cử nhân như năm trước.Thiết nghĩ cần một phương án chắc chắn hơn và lộ trình rõ ràng hơn để được sự ủng hộ của dư luận.
Lam Hạ: Ytevietnam.edu.vn