Bộ Y tế cảnh báo tình trạng các dịch bệnh đồng loạt bùng phát
Thời điểm giao mùa chính là thời điểm nhiệt độ thay đổi, khí hậu có diễn biến khó lường là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển sinh sôi. Đây là yếu tố khiến các dịch bệnh có cơ hội phát triển và lây lan một cách nhanh chóng.
- Bệnh viện Bạch Mai: Cứu sống người bệnh hôn mê sau ngừng tuần hoàn
- Dịch bệnh thủy đậu bùng phát trở lại tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Cấy ốc tai điện tử miễn phí cho trẻ điếc bẩm sinh
Các dịch bệnh đồng loạt phát triển
Thời điểm giao mùa là thời điểm nhiệt độ thay đổi, thất thường và điều kiện khí hậu ẩm thấp khiến các dịch bệnh phát triển và lây lan khiến dịch bệnh bùng phát. Theo tin tức mới nhất, số ca nhập viện vì mắc phải bệnh tăng cao trong những tháng đầu năm 2017. Chỉ trong thời gian ngắn, tại bệnh viện Nhi trung ương, có đến 20 bệnh nhi phải nhập viện do mắc bệnh ho gà, nhiều ca nặng đã dẫn đến biến chứng viêm phổi, suy hô hấp nặng.
Cùng với đó, trong 1 tuần qua cũng đã có hơn 10 ca bệnh nhi nhập viện vì mắc bệnh thủy đậu, điều đáng nói là có những ca trẻ chỉ có vài tuần tuổi bị lây thủy đậu từ mẹ. Theo thống kê từ bệnh viện Việt Nam Cu Ba, tính từ thời điểm tháng 1/1 đến nay có đến 70 trường hợp nhiễm dịch bệnh thủy đậu. Tại bệnh viện E cũng ghi nhận hơn 20 trường hợp mắc bệnh thủy đậu.
Theo số liệu tại Trung tâm Y tế dự phòng tại Đà Nẵng, trên địa bàn thành phố, tính đầu năm đến nay có hơn 1000 ca mắc bệnh về đường hô hấp, bệnh truyền nhiễm, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết là 815 ca, tay chân miệng là 87 ca và thủy đậu là 102 ca. Theo thông tin từ Bộ Y tế, trên cả nước đã ghi nhận 2.100 trường hợp mắc bệnh tay-chân-miệng tại 57 tỉnh, thành phố.
Tại bệnh viện Mắt trung ương, mỗi ngày có khoảng 200 ca bệnh đau mắt đỏ, đối tượng nhiễm bệnh chủ yếu là trẻ em và người có sức đề kháng yếu. Đây là con số tăng nhanh so với dịp trước tết Nguyên Đán, dịch bệnh bùng phát một cách nhanh chóng thời điểm giao mùa.
Cách phòng tránh các dịch bệnh
Theo các bác sĩ chuyên khoa, cách tốt nhất để phòng tránh dịch bệnh thì tiêm vắc xin là cách phòng bệnh tốt nhất. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bệnh phát triển nhanh chóng khó kiểm soát là sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, các vi sinh vật, nấm mốc dễ dàng xâm nhập và gây ra hàng loạt các bệnh về đường hô hấp, truyền nhiễm, da liễu và hệ tiêu hóa.
Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, vào thời điểm giao mùa đông xuân những dịch bệnh như cúm, sở, rubella, thủy đậu, tay-chân-miệng thường gia tăng. Bên cạnh đó các dịch bệnh này lây qua đường tiêu hóa gây nên dịch bệnh tiêu chảy cũng là một trong những vấn đề đáng lo ngại. Trong những tháng tới, tình hình dịch bệnh có khả năng diễn biến phức tạp.
Các gia đình nên chủ động phòng tránh dịch bệnh bùng phát bằng cách tiêm phòng sẽ giảm nguy cơ tử vong, giảm số trường hợp mắc bệnh. Mọi người không nên đợi theo đợt mà nên chủ động đến các cơ sở y tế để tiêm theo đúng lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng, bảo vệ được 90-95% nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.
Bên cạnh việc tiêm vắc xin, các chuyên gia y tế cũng khuyên việc vệ sinh cá nhân, nơi ở sạch sẽ là vô cùng quan trọng, góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Giữ ấm cơ thể phù hợp với thời tiết và bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm tăng cường sức đề kháng chống chọi với bệnh tật.
Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn