Bộ Y tế: Khuyến cáo phòng bệnh liên cầu lợn ở người
Theo Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế thì bệnh liên cầu lợn ở người là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính. Bệnh do lây truyền từ động vật sang người qua đường tiêu hoá, chủ yếu là từ lợn. Cụ thể là do người bệnh ăn tiết canh lợn nên nhiễm bệnh và nhập viện điều trị. Vậy nên Bộ Y tế vừa ra khuyến cáo phòng bệnh liên cầu lợn ở người.
- Chất lượng thuốc chữa bệnh sẽ được giám sát, quản lý chặt chẽ hơn
- Cảnh báo nguy cơ viêm màng não mủ do ăn tiết canh
- Hy hữu cứu sống bệnh nhân 100 tuổi bị sốc nhiễm trùng đường mật nặng
Phòng bệnh liên cầu khuẩn lợn ở người
Bệnh liên cầu cầu lợn lây qua đường tiêu hóa
Theo tin tức báo mới thì thời gian vừa qua, nhất là dịp tết Nguyên đán có nhiều bệnh nhân nhập viện do nhiễm bệnh liên cầu lợn. Mà nguyên nhân chủ yếu là do ăn tiết canh, sau đó phải nhập viện điều trị trong tình trạng rất nguy kịch. Thường là bệnh nhân bị hôn mê, hoại tử phải cắt bỏ ngón chân, ngón tay… thậm chí là tử vong cực kỳ nguy hiểm. Bởi vậy mới đây Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vừa mới ra khuyến cáo phòng bệnh liên cầu lợn ở người.
Theo các bác sĩ thì khi bị bệnh liên cầu lợn, trên cơ thể người xuất hiện rất nhiều biểu hiện bất thường. Thông thường người bệnh sẽ bị sốt cao, buồn nôn, nôn, đâu đầu, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác, xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể,… Bệnh dễ diễn biến nặng dẫn đến biến chứng và có tỷ lệ tử vong cao. Và cho đến thời điểm này, vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh.
Tích cực phòng bệnh liên cầu khuẩn lợn ở người
Những biện pháp phòng bệnh liên cầu lợn hiệu quả
Để chủ động và tích cực phòng chống bệnh liên cầu lợn ở người, thì ngành Y tế đã khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp đơn giản những cực kỳ hiệu quả. Đầu tiên là công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Không ăn các sản phẩm từ lợn vẫn còn tái hoặc chưa được nấu chín kỹ, đặc biệt không nên ăn tiết canh. Bởi tiết canh là một trong những nguyên nhân chính, gấy bệnh liên cầu lợn trong thời gian qua.
Không được mua bán, vận chuyển, hoặc giết mổ những con lợn ốm, lợn chết hoặc những sản phẩm từ lợn mà không đảm bảo vệ sinh. Và theo các chuyên gia dinh dưỡng, thì người dân tuyệt đối không sử dụng những miếng thịt lợn có màu sắc, màu đỏ khác thường. những miếng thịt nếu thấy xuất huyết, hoặc phù nề… thì bạn không nên sử dụng.
Bên cạnh đó mọi người cần thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân. Ví dụ như sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cá nhân cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn. Đặc biệt những người thường xuyên phải giết mổ lợn, hay chế biến thịt lợn, thì nên thường xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn.
Bộ y tế khuyến cáo phòng bệnh liên cầu khuẩn lợn ở người
Đối với những trường hợp lợn chết do dịch bệnh, mọi người cần báo với cơ quan thú ý và tiến hành tiêu huỷ lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định.
Điều quan trong nhất trong khuyến cáo phòng bệnh liên cầu lợn ở người của Bộ y tế, thì khi bất cứ ai có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời nhất. Tránh để bệnh nặng, biến chứng, khó điều trị lại nguy hại tới sức khỏe.
Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn