Các biến chứng của vàng da sơ sinh và cách phòng tránh

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Vàng da là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh, những trường hợp trẻ vàng da nặng cần theo dõi và sớm phát hiện các biến chứng để tránh những chuyển biến xấu đối với sức khỏe của con yêu.

Các biến chứng của vàng da sơ sinh và cách phòng tránh

Các biến chứng của vàng da sơ sinh và cách phòng tránh

Biến chứng của vàng da sơ sinh

Bác sĩ chuyên khoa Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur phân tích, khi tình trạng vàng da chuyển biến nặng có thể xuất hiện các biến chứng như: bệnh lý não, vàng da nhân,… Ở giai đoạn đầu các chức năng của hệ thần kinh bị rối loạn do độc tính của bilirubin gây ra, những rối loạn này chỉ mang tính tạm thời và sẽ nhanh chóng biến mất và hồi phục chức năng sinh lý bình thường của não bộ. Mẹ phát hiện những biến chứng này của trẻ bằng cách quan sát thấy trẻ tăng ngủ gà khi nồng độ chất này tăng cao trong máu và tỉnh táo khi nồng độ trở lại bình thường.

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, vàng da nhân là bệnh lý não do tăng bilirubin gián tiếp, đây là biến chứng nặng nhất và có thể gây tử vong cho trẻ. Ở trẻ đủ tháng khỏe mạnh và không tán huyết nồng độ bilirubin <25mg% hiếm khi xảy ra vàng da nhân, tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chứng minh biến chứng này có ảnh hưởng đến IQ của trẻ. Khi nồng độ bilirubin >30mg% thì đây chính là tình trạng vàng da do sữa mẹ. Những triệu chứng vàng da có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn sau sinh. Những yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ vàng da nhân của trẻ là thiếu oxy, albumin máu giảm, toan máu, trẻ xảy ra tình trạng hạ đường huyết và hạ thân nhiệt,..

Vàng da là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh

Vàng da là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh

Phòng ngừa biến chứng vàng da nhân

Theo những tin tức Y Dược mới nhất, về phía mẹ người ta phòng ngừa nguy cơ vàng da nhân cho con bằng các biện pháp loại trừ yếu tố nguy cơ như quản lý thai nghén tốt: thai phụ nên khám thai định kì và phát hiện sớm các nguy cơ sau sinh như nhiễm trùng, đẻ non, bất đồng nhóm máu mẹ con. Bà mẹ cần đặc biệt chú ý vệ sinh thai nghén an toàn nhằm phòng ngừa các bệnh lý nhiễm trùng. Sau sinh nên cho con bú sớm trong 30 phút đầu, bà mẹ cần được hướng dẫn cách chăm sóc trẻ, vệ sinh rốn và phòng tránh các nhiễm trùng sơ sinh.

Về phía trẻ cần được theo dõi và phát hiện sớm các triệu chứng nguy cơ để điều trị kịp thời. Cần nhập viện sớm và có thái độ xử trí tích cực với các trường hợp vàng da sơ sinh do tăng bilirubin. Các bà mẹ cần đực hướng dẫn cách phát hiện vàng da sơ sinh cho trẻ như: không nằm buồng tối, phơi nắng trẻ hàng ngày để quan sát màu da trẻ dưới ánh nắng mặt trời, ngay khi phát hiện thấy vàng da cần mang trẻ đi khám ngay.

Tích cực cho con bú và tái khám mỗi ngày cho đến khi vàng da chấm dứt, thường với những trẻ đủ tháng vàng da sẽ mất sau 1 tuần, trẻ sơ sinh non tháng vàng da mất sau 2 tuần..

Điều trị vàng da sơ sinh như thế nào?

Dược sĩ Đại học Đặng Nam Anh giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, đối với vàng da sinh lý trẻ sẽ tự biến mất và hồi phục sau 1-2 tuần. Những trường hợp vàng da bệnh lý thì chiếu đèn là biện pháp được ứng dụng rộng rãi và đạt hiệu quả khá cao. Trẻ được đặt trên giường lồng kính chiếu ánh sáng xanh, mắt và bộ phận sinh dục được che chắn và bảo vệ. trường hợp vàng da nặng có khi cần phải thay máu cho trẻ, các tế bào máu của bé sẽ được thay thế bằng các tế bào máu khỏe mạnh bình thường, điều này giúp làm tăng tế bào hồng cầu của trẻ và làm giảm bilirubin trong máu.

Những trường hợp vàng da do bệnh lý cần được xem xét các bệnh nguyên và điều trị căn nguyên, khi đó vàng da sẽ hết, ví dụ vàng da do tắc mật nhiễm trùng điều trị tắc mật thì tình trạng vàng da sẽ giảm.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới