Các biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ em như thế nào?
Số trẻ nhập viện vì bệnh tay chân miệng năm nay gia tăng đột biến. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
- Những điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh cho thai phụ
- Lưu ý khi sử dụng kháng sinh cho trẻ em phụ huynh cần biết
- Chăm sóc sức khỏe trẻ em khi thời tiết giao mùa cần lưu ý gì?
Các biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ em như thế nào?
Bệnh tay chân miệng do virut EV 71 gây ra. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, sau đó virus đi vào hệ bạch huyết xâm nhập vào các cơ quan trong đó có hệ thần kinh trung ương. Nguyên nhân lây bệnh chính là do trẻ trong nhà trẻ đưa vật dụng (đồ chơi) chứa mầm bệnh vào mồm, làm lây bệnh. Hoặc do trẻ ăn phải thực phẩm chứa nguồn bệnh. Vậy bệnh tay chân miệng có triệu chứng là gì?
Các biểu hiện của bệnh tay chân miệng là gì?
Theo cô Bùi Thị Huỳnh, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết các dấu hiệu của bệnh tay – chân – miệng ở trẻ rất dễ nhận biết, bao gồm:
- Sốt: Đa số trẻ bị tay chân miệng chỉ sốt nhẹ nửa ngày, có trường hợp không sốt, hoặc sốt rất nhẹ mà cha mẹ không nhận ra. Sốt cao không thuyên giảm, không đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.
- Tổn thương ở da: Rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối… Bệnh tay chân miệng không nhất thiết chỉ bị ở tay chân và miệng. Cũng không nhất thiết phải có đủ ở cả 3 vị trí này. Có đôi khi chỉ có ở miệng, có đôi khi chỉ có ở tay chân.
- Một số trẻ có thể bị tăng tiết nước bọt, đau miệng, bỏ ăn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, quấy khóc…
Triệu chứng của bệnh tay chân miệng
Cách phòng bệnh tay chân miệng như thế nào?
Theo thầy Trần Anh Tú giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết bằng phương pháp khuyếch đại chuỗi gen , acid nucleic của virus vẫn được phát hiện trong phân của trẻ bị tay chân miệng khoảng 10 tuần sau khi nhiễm, trong dịch tiết hô hấp 30 ngày sau nhiễm. Bằng phương pháp truyền thống người ta vẫn phát hiện virus trong phân cho tới 4-6 tuần sau khi bị nhiễm, trong dịch hô hấp 3 tuần sau bị nhiễm tùy loài siêu vi và mức độ nặng của bệnh. Điều này có nghĩa trẻ hết phát ban vẫn có khả năng lây cho trẻ khác nếu vệ sinh không kỹ .
Theo Tin tức Y học, hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh tay chân miệng vì vậy việc giữ gìn vệ sinh thân thể và vệ sinh thực phẩm là biện pháp chủ yếu phòng bệnh cho trẻ.
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh, khi chế biến thức ăn cho trẻ, khi chăm sóc và làm vệ sinh cho trẻ…
- Vệ sinh đôi tay, vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ, không phải kiêng nước.
- Làm sạch môi trường xung quanh như đồ chơi, nhà cửa, vật dụng…mà trẻ thường xuyên tiếp xúc.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với những trẻ khác đang có biểu hiện của bệnh.
- Không cho trẻ bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người.
Trên đây là một số thông tin về về bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Khi trẻ có dấu hiệu kể trên thì gia đình không nên chủ quan phải đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, theo dõi để tránh biến chứng nguy hiểm. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì các bạn hãy để lại câu hỏi để được giải đáp.
Nguyễn Thu – Ytevietnam.edu.vn.