Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết mà mọi người nên biết
Đa số những bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết thường có biến chứng nặng hơn bởi không kịp đưa đến bệnh viện để điều trị. Sốt xuất huyết dễ lầm với sốt phát ban thông thường, vậy cần phải có những giải pháp cũng như cách điều trị chính xác, đây chính là những vấn đề khiến cả người bệnh và bác sĩ cần phải đặt ra câu hỏi.
- Đâu là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sốt xuất huyết?
- Dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh sốt xuất huyết.
- Sốt xuất huyết và những mức độ sốt khác nhau.
Sốt xuất huyết cần được phát hiện kịp thời
Bệnh sốt xuất huyết cần phải được xác định trong vòng 3 ngày đầu tiên kể từ khi bị sốt. Chuẩn đoán sớm không dựa vào các xét nghiệm Y tế mà chủ yếu là dựa vào những triệu chứng của bệnh nhân, cần phải để ý tới 2 yếu tố sau:
- Yếu tố dịch tễ: Nếu có sốt trong thời gian người nhà, hoặc hàng xóm mắc bệnh sốt xuất huyết, khả năng mắc sốt xuất huyết là rất cao.
- Yếu tố lâm sàng: Các triệu chứng của bệnh nhân trong vòng 3 ngày đầu.
Cách điều trị cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết
- Ngày thứ 1: Bệnh nhân sốt cao liên tục, sốt đột ngột, sốt không ớn lạnh, họng đỏ không đau, mặt ửng đỏ. Lúc này chưa cần làm xét nghiệm y tế bởi những xét nghiệm sẽ cho ra chỉ số bình thường. Bệnh nhân đến tái khám hàng ngày để theo dõi các biểu hiện khác.
- Ngày thứ 2: Sốt không có triệu chứng giảm, vẫn sốt cao liên tục. Cần tìm các dấu hiệu xuất huyết trên cơ thể, như xuất huyết dưới da, cổ, bụng, tay chân… Trong trường hợp không phát hiện được dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết cần tạo dấu hiệu bằng cách đo huyết áp bằng dây thắt. Chính dấu dây thắt của máy huyết áp sẽ cho biết những nốt xuất huyết dưới da. Trong thời gian này cũng chưa cần xét nghiệm bởi các dấu hiệu chưa rõ.
- Ngày thứ 3: Đây là thời điểm dấu hiệu sốt xuất huyết trở nên rõ ràng, những biểu hiện như chảy máu chân răng, chảy máu mũi, hoặc kinh nguyệt ra bất thường. Lúc này cần làm xét nghiệm máu, làm các test bệnh sốt xuất huyết.
Các bác sĩ khuyến cáo sốt xuất huyết cần phải chuẩn đoán sớm trong vòng 3 ngày đầu, hãy đưa bệnh nhân tới khám khi có những dấu hiệu khác thường.
Khi sốt cơ thể hay bị mất nước, cần phải bổ sung thật nhiều nước. Lượng nước cần dùng khoảng 2 – 2.5 lít nước/ngày. Cần bổ sung các loại nước như chanh, cam, dừa,… để tăng cường các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Khi bị sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt bởi không có thuốc đặc trị bệnh sốt xuất huyết. Thuốc dùng an toàn là Paracetamol, sử dụng liều lượng theo hướng dẫn, ngày dùng khoảng 4 lần khi bệnh nhân có sốt. Kết hợp với lau nước ấm nếu bệnh nhân sốt quá cao trên 39 độ C. Không dùng những loại thuốc có ảnh hưởng xấu đến dạ dày hoặc làm tăng nguy cơ chảy máu như Ibufrophen, Aspirin vì rất có hại trong bệnh nhân bị SXH.
Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn