Cách điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em
Hệ hô hấp trên có chức năng chủ yếu giúp đẩy không khí bên ngoài cơ thể và làm ấm, lọc không khí trước khi đi vào phổi. Khi hệ hô hấp này bị viêm nhiễm sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu đặc biệt là ở trẻ em. Khi trẻ mắc những căn bệnh này cần phải được đến khám ở những nơi khám bệnh chuyên khoa và điều trị kịp thời.
- Viêm đường hô hấp trên căn bệnh hay gặp khi thời tiết giao mùa
- Viêm đường hô hấp trên và 7 nguyên nhân phát bệnh thường gặp
- Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp trên
Triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ
Sốt chính là dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất. Sốt của bệnh viêm đường hô hấp trên thường là sốt cao và thành cơn, thân nhiệt có thể tăng cao 39 – 40 độ C. Trẻ bị sốt thường nhức đầu, viêm kết mạc mắt, mắt đỏ, sợ ánh sáng, đau, ngứa và chảy nước mắt, đau cơ, hơi thở hôi, mệt mỏi, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy… Các triệu chứng sẽ giảm dần từ 7 – 10 ngày.
Với đặc điểm dịch nhiều, loãng, trong, không có mùi hôi và không có mủ đây là lúc trẻ bị viêm mũi và chảy nước mũi. Ho cũng là một trong số những triệu chứng của trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên.
Khó thở là triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp dưới nhưng trong trường hợp trẻ bị viêm thanh quản thì bé có thể sẽ bị khó thở. Khó thở thường ít gặp nhưng đã gặp thì đó là dấu hiệu của bệnh nặng. Nếu không chữa trị tốt, sẽ chuyển sang viêm đường hô hấp trên mạn tính.
Cách điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên
- Khi trẻ mắc bệnh cần phải được bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, không nên cho trẻ ăn kiêng để nâng cao sức đề kháng. Các triệu chứng của bệnh làm cho bé khó ăn, nôn ói, không muốn ăn… nhưng bố mẹ không nên chiều con mà cần phải chia nhỏ thành từng bữa để trẻ vẫn nhận được chất dinh dưỡng cần thiết khi mắc bệnh viêm đường hô hấp trên.
- Khi trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ và sử dụng thuốc chữa bệnh theo đúng chỉ định trong đơn thuốc.
- Bổ sung vitamin và chất xơ cho trẻ nhỏ bằng cách cho con ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
- Ngoài ra, bé cần được trườm mát bằng khăn. Nếu sau 2 ngày trẻ không giảm sốt thì lúc đó có thể dùng những thuốc hạ sốt như: Panadol, Efferalgan, Biviadol, Tylenol…
- Mẹ dùng nước muối chuyên dụng để nhỏ mũi, làm sạch mũi cho bé. Nên thực hiện phương pháp này trước khi cho bé ăn tránh trường hợp nôn trớ, bé lại phải ăn lại, khiến cơ thể mệt mỏi thêm.
- Nên tìm hiểu một số phương pháp chữa ho cho bé tại nhà. Mẹ tham khảo thêm tại cách chữa ho cho bé bằng mật ong, chanh đào…
- Khi triệu chứng khó thở, thở khò khè bắt đầu xuất hiện, trong quá trình chữa bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em, cần đưa bé nhập viên ngay tránh trường hợp bị viêm phổi để được bác sĩ tư vấn về hướng điều trị tiếp theo.
Hoàng Dung – Ytevienam.edu.vn