Cách nhận biết các mức độ của bỏng nhanh chóng nhất
Các dấu hiệu của bỏng thường được biểu hiện trực tiếp sau khi bị nhiễm. Phụ thuộc vào các dấu hiệu này mà chúng ta có thể biết được tình trạng, mức độ của bỏng. Tùy vào từng mức độ và tình trạng bỏng sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau.
- Bỏng ở trẻ em và cách xử lý khi trẻ bị bỏng cha mẹ nên biết
- Làm thế nào để xử lý bỏng nước sôi hiệu quả nhất?
- Nhận diện 4 nguyên nhân gây bỏng chủ yếu hiện nay.
Các dấu hiệu cơ bản và dễ nhận biết nhất của bỏng bao gồm: Sưng, đỏ tấy trên da, đau đớn kéo dài, nổi bọng nước, da chuyển sang màu đen, cháy… Có thể nhận biết tình trạng bỏng theo mức độ thương tổn sau đây:
Mức độ I: Bỏng bề mặt
Bỏng bề mặt được biểu hiện qua lớp da bị đỏ, đau rát. Đây mức độ bỏng nhẹ và chỉ gây tổn thương lớp da bên ngoài. Thông thường bỏng bề mặt sẽ tự khỏi sau 3 ngày.
Mức độ II: Bỏng một phần
Có thể nhận biết bỏng một phần khi trên da xuất hiện các túi phỏng nước, kích thước các túi phỏng nước này phụ thuộc vào mức độ bỏng trên phạm vi rộng hay hẹp. Khi các túi phỏng nước bị lỡ, vùng da đó có màu hồng, đau rát khi bị chạm vào. Bỏng một phần sẽ tự khỏi sau 1-4 tuần nếu được chăm sóc và vệ sinh cẩn thận.
Mức độ III: Bỏng toàn bộ
Bỏng toàn bộ các lớp da có dấu hiệu như sau: Vùng vết bỏng có màu trắng nhợt hoặc xám, mất cảm giác xúc giác, vết thương bị khô cứng, đầu nút dây thần kinh bị ảnh hưởng. Bỏng toàn bộ không chỉ ảnh hưởng trên da mà còn tác động lên cả tuyến mồ hôi và lỗ chân lông.
Thời gian lành khi da đã xuất hiện các dấu hiệu của bỏng toàn phần khá lâu và khó điều trị, có thể dẫn đến các biến chứng của bỏng nếu không được điều trị kịp thời.
Các bác sĩ khuyên rằng, khi bỏng xảy ra với mức độ bỏng chiếm 15% trở lên ở người lớn và 10% trở lên ở trẻ em, cần đưa người bệnh đến bệnh viện và thực hiện theo trị liệu của bác sĩ.
Các mức độ bỏng ảnh hưởng đến các bộ phận như thế nào?
Mỗi vị trí trên cơ thể khi bị bỏng để lại một tác hại khác nhau. Tùy vào từng mức độ bỏng mà có cách xử lý phù hợp, giảm thiểu hậu quả ở mức cao nhất.
- Bỏng vùng mặt: Tiềm ẩn nguy cơ phù nề. Đường thở bị chèn ép để lại sẹo vĩnh viễn và biến dạng cơ mặt.
- Bỏng ở mắt: Có thể làm tổn thương mắt dẫn đến mù lòa.
- Bỏng ở vùng khớp, tay: Các cơ bị co cứng, giảm hoặt mất hẳn chức năng của các bộ phận đó.
- Bỏng vùng lưng, hậu môn sinh dục: Thời gian lành vết thương lâu, khả năng bị nhiễm trùng cao.
- Bỏng do hít phải khí hơi, khói: Những tác hại của khói, hơi độc khiến đường hô hấp bị phù nề, tắc nghẽn đường hô hấp, suy hô hấp, viêm phổi hoặc nghiêm trọng nhất là tử vong do ngạt khí.
Để biết chính xác mức độ bị bỏng sau khi tiếp xúc với nguồn gây bỏng, cần nhanh chóng sơ cứu và đến các cơ sở y tế để nhận được sự tư vấn, thăm khám của bác sĩ chuyên khoa.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn